Tầng ozon là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Cần có những biện pháp nào để giúp giảm thiểu suy thoái tầng ozon để bảo vệ chính bạn và toàn cầu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các giải pháp làm giảm hiện tượng suy giảm tầng Ozon
- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, sử dụng các loại khí gây thủng tầng Ozon trong các thiết bị, hoạt động sản xuất
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
- Sử dụng các phương tiện công cộng
- Sử dụng các sản phẩm sạch thân thiện môi trường
- Xử lý nghiêm các khu công nghiệp, các nhà máy thải khí độc hại ra môi trường
- Giáo dục và tuyên truyền cho mọi người để ngăn chặn xả các chất độc hại ra môi trường gây thủng tầng ozon.
Có thể bạn quan tâm:
- Vai trò của tầng ozon và bảo vệ tầng ozon theo pháp luật
- Nguyên nhân thủng tầng Ozone là gì? Giải đáp thắc mắc
- Những ảnh hưởng từ việc suy giảm tầng ozone như thế nào?
Các giải pháp từ Chính phủ
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Tầng ozon chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của cả loài người. Vì thế nguyên thủ các nước trên toàn thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thoái tầng ozon. Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký, soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm 1992.
Nghị định thư MONTREAL giảm phát thải khí CFC:
- Đây là nghị định về các chất làm suy giảm tầng Ozon (một nghị định thư của công ước Vienna về bảo hộ của các tầng Ozon)
- Là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng Ozon bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về suy giảm Ozon.
- Hiệp ước này được mở cho việc kí kết vào ngày 16-9-1987. Và đã có hiệu lực từ 1-1-1989
- Người ta tin rằng nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng Ozon dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050.
Hằng năm tổ chức trồng cây gây rừng
Có các biện pháp thiết thực để bảo vệ rừng lá phổi xanh của con người
Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân
Sử dụng các loại năng lượng khác như gió, ánh sáng mặt trời, sóng biển
Xử lí ô nhiễm các khu công nghiệp, nhà máy, các đô thị
Giáo dục tư vấn, tuyên truyền để bảo vệ tấm lá chắn chung của trái đất – tầng Ozone
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi không cần thiết
Nên sử dụng các phương tiện công cộng để giảm khói bụi
Ngày ozon thế giới
Ngày 16 tháng 9 hằng năm là Ngày ozon thế giới. Trong ngày này, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ozon do thải những chất “làm hư hỏng” tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển.
Năm nay, chủ đề của Ngày ozon là “Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới”, nhằm thực hiện những điều đã được toàn thế giới nhất trí cam kết, thông qua Nghị định thư Montreal.
Có lẽ cũng không thừa nếu dành ít phút cùng nhau nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra và hậu quả nặng nề của nó cũng như ôn lại chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ tấm lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta được an toàn.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
Có thể bạn quan tâm:
- Ô nhiễm môi trường nước và những biện pháp bảo vệ, khắc phục
- Ô nhiễm đất và thực trạng, hậu quả và biện pháp khắc phục
Qua bài viết trên, ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của tầng Ozon. Vì thế hãy bảo vệ tầng Ozon bằng những hành động bạn có thể làm. Bảo vệ Trái Đất chính là bảo vệ tương lai, ngôi nhà chung của nhân loại.
Tổng hợp: https://thiennhiendaidich.com