Bệnh lao thường xuyên ghi nhận số người nhiễm bệnh khá cao và nằm trong top bệnh khó điều trị, dễ nhiễm trên thế giới. Hôm nay bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về khái niệm, cách nhận diện, cách chữa trị,… loại bệnh này. Hãy đảm bảo đọc xuyên suốt thông tin trong bài viết để không bỏ qua bất kỳ tin hữu dụng nào nhé.
Bệnh lao là gì, khái niệm về bệnh lao
Theo thông tin được Sở Y tế TPHCM – Trung tâm kiểm soát bệnh tật thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao tiềm ẩn chiếm khoảng 30% dân số. Là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây chết người, tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày 24/03 làm ngày Thế giới phòng chống bệnh lao.
Sau khi được các chuyên gia tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích trong một thời gian dài, bệnh lao được định nghiã là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium gây ra. Bệnh này rất dễ lây qua đường không khí, chỉ cần bạn vô tình đứng gần người mắc bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, bạn có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập.
Nhằm đảm bảo được chữa trị kịp thời, ngay khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi,… để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.
Phân loại bệnh lao, các thể thường gặp
Lao chỉ là tên gọi chung của căn bệnh. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng bệnh lao có rất nhiều biến chủng. Như đã đề cập ở phía trên, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập đến nhiều bộ phận trong cơ thể, từ đó chúng ta có: lao phổi, lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao màng bụng, lao xương khớp, lao hệ sinh dịch.
Tuy nhiên, để có thể xác định dễ dàng hơn, người ta thường sẽ chia bệnh lao thành hai trường hợp chính yếu: nhiễm lao tiềm ẩn và bệnh lao. Vì căn bệnh này được xếp vào top 10 nguyên nhân gây tử vong cho con người trên thế giới, bạn cần cẩn thận và lưu ý trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt thường ngày.
Nhiễm lao tiềm ẩn có biểu hiện như thế nào?
Khi cơ thể bạn bị vi khuẩn Mycobacterium xâm nhập, các cơ quan trong người sẽ sản sinh ra những kháng thể giúp ngăn cho vi khuẩn không thể phát triển, sinh sôi nảy nở. Bạn sẽ rơi vào trường hợp nhiễm lao tiềm ẩn khi vi khuẩn không thể gây bệnh cho bạn. Cụ thể là bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở phần trên, cũng như bạn sẽ không có khả năng lây bệnh cho người khác.
Trường hợp người bị nhiễm bệnh lao
Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn nếu kháng thể trong cơ thể bạn không đủ sức mạnh đề ức chế, kìm hãm vi khuẩn Mycobacterium hoạt động. Khi chúng xâm nhập sâu vào cơ thể, sản sinh nhanh chóng hơn, từ giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn bạn sẽ chuyển sang giai đoạn bị nhiễm bệnh lao.
Các dạng biến chứng của bệnh
Nếu người mắc bệnh không được nhanh chóng điều trị hoặc dùng sai thuốc, bệnh lao có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nhiều trường hợp ngưng thuốc đột ngột đã khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là các dạng biến chứng của người mắc bệnh nặng:
- Phổi tràn dịch vàng hoặc dịch hồng dễ gây cho bệnh nhân ngạt và tắt thở.
- Loét dây thanh quản, khàn tiếng, đổi giọng, đau họng là những biểu hiện của lao phổi tiến triển mạnh.
- Nhiễm nấm Aspergillus fumigatus gây ra triệu chứng ho ra máu, dễ tử vong.
- Bệnh nhân sẽ bị rò thành ngực nếu điều trị không đúng thuốc, đủ thời gian.
Nguyên nhân gây ra lao thường hay gặp
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh lao, đó là: nhiễm khuẩn trực tiếp và bị lây gián tiếp qua đường hô hấp. Nhiễm khuẩn trực tiếp khi môi trường sống của bạn quá ô nhiễm tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công. Hoặc tiếp xúc với người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân lây bệnh gián tiếp thường gặp.
Người có hệ miễn dịch càng kèm sẽ càng dễ mắc bệnh lao, đồng thời cũng có nhiều nguy cơ bệnh tình chuyển biến nặng. Dưới đây là một số dạng người có thể trạng kém, sức đề kháng yếu:
- Người nhiễm HIV/AIDS, lạm dụng các loại chất kích thích, ma túy.
- Người mắc ung thư, tiểu đường, suy thận hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
- Người đang cấy ghép nội tạng.
- Người bị suy dinh dưỡng, có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.
Nhằm đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh hoặc được chữa trị bệnh lao kịp thời, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ dựa trên các đánh giá y khoa như: thân nhân, bệnh tiền sử, khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, chụp x-quang,… để cho kết quả chẩn đoán vấn đề sức khỏe chính xác nhất.
Một số cách điều trị bệnh lao hiệu quả
Do bệnh lao được chia thành hai trường mắc bệnh chính nên phương pháp điều trị cũng sẽ được đưa ra dựa trên cơ sở đó. Bệnh sẽ được điều trị tốt hơn khi có đầy đủ thiết bị y khoa, người có chuyên môn theo dõi, đánh giá vì thế khi phát hiện bệnh bạn hãy đến ngay bệnh viện trong khu vực nhé.
Cách điều trị cho người mắc bệnh lao tiềm ẩn
Mặc dù người mắc bệnh lao tiềm ẩn sức khỏe không quá bị ảnh hưởng nhưng vẫn cần được chữa trị để tránh xảy ra các biến chứng bất ngờ. Việc điều trị diễn ra không quá khó khăn hay phức tạp. Theo các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong điều trị bệnh lao, những loại thuốc dùng để ngăn chặn sự phát triển của khuẩn lao gồm: Rifapentine (RPT), Rifampin (RIF) và Isoniazid (INH).
Cách điều trị cho người mắc bệnh lao nặng
Thông thường, để trị bệnh lao sẽ cần thời gian từ 6 đến 9 tháng. Hiện nay trên thị trường có khoảng 10 loại thuốc đã được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ cấp phép kinh doanh. Thịnh hành nhất là bốn cái tên sau: Rifampicin (RIF), Ethambutol (EMB), Isoniazid (INH) và Pyrazinamide (PZA).
Phác đồ điều trị bệnh được chia thành hai giai đoạn quan trọng. Giai đoạn đầu tiên diễn ra trong 2 tháng với bốn loại thuốc: Rifampicin, Pyrazinamid, Ethambutol và Isoniazid. Giai đoạn hai diễn ra trong 4 tháng với hai loại thuốc: Rifampicin và Isoniazid.
Bệnh nhân cần luôn đảm bảo rằng thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong phác đồ trị bệnh đã được lập ra để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng. Nếu đột ngột dừng thuốc, bệnh có khả năng tái phát và gây lờn thuốc, thuốc không còn khả năng tiêu diệt, ức chế vi khuẩn. Sau đây là một số lưu ý cần thiết dành cho người đang mắc bệnh lao:
- Dùng đúng và đủ thuốc.
- Uống thuốc đúng cữ.
- Đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi sát sao nhất.
- Giữ vệ sinh để tránh lây bệnh cho cộng đồng.
Yếu tố gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
Bạn cần lưu ý đến các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lao để có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Việc cẩn thận sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm hoặc bị lây bệnh. Cùng điểm qua các yếu tố sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển này nhé.
Tiếp xúc gần với ổ dịch
Trên thế giới, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh lao hoặc có tỷ lệ người mắc bệnh này tiềm ẩn cao là các nước thuộc khu vực: Châu Á, Châu Phi, các nước Đông Âu, Mỹ Latinh, nước Nga, Caribe. Khi du lịch đến các địa điểm này sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Bạn cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình như: đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay, khăn sạch để có trải nghiệm du lịch an toàn hơn nhé.
Không đủ dinh dưỡng cần thiết, lạm dụng chất kích thích
Khi có thể bạn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra kháng thể bảo vệ sẽ làm tăng phát triển của khuẩn lao. Đồng thời, việc sử dụng nhiều bia rượu, ma túy cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể giúp cho khuẩn lao có thể sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
Môi trường sống không thông thoáng, không lành mạnh
Môi trường sống xung quanh bạn là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về bệnh lao nhất, đặc biệt là tại các cơ sở bệnh viện, cơ sở y tế. Nếu bạn phải ra vào thường xuyên khu vực như thế, hãy luôn đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Ngoài ra, vì có vị trí tăm tối, mức độ thông thoáng kém nên những nơi như nhà tù, nhà lao cũng là nơi mầm bệnh dễ dàng phát triển.
Nhận biết người bệnh lao bằng dấu hiệu nào?
Khi vi khuẩn Mycobacterium xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể di chuyển và tấn công đến các bộ phận quan trọng, nhạy cảm như phổi, bụng, màng não, bạch huyết, xương khớp, ruột, tiết niệu,… Một người mắc bệnh lao sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Ho khan, ho có đờm, ho ra máu trong thời gian hơn 3 tuần.
- Cảm thấy tức ngực, thở khó khăn.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Chiều sốt nhẹ, cảm thấy ớn lạnh.
- Đến đêm đổ mồ hôi trộm.
- Biếng ăn, sụt cân.
Nhằm hạn chế sự lây lan mất kiểm soát, người mắc bệnh nên có ý thức hạn chế ra vào những nơi công cộng đông người, tự cách ly bản thân và không sử dụng chung đồ dùng với người khác. Ngoài ra, nên thường xuyên đeo khẩu trang, dùng khăn giấy, vật dụng để che chắn khi ho hoặc hắt hơi và xử lý phế thải thật cẩn thận.
Đặc biệt, hãy luôn giữ cho bản thân một tinh thần lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng tốt. Không gian nơi lưu trú sạch sẽ, thông thoáng sẽ góp phần thúc đẩy phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ diễn ra thành công và nhanh chóng hơn. Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhất định sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- San hô – Lá phổi kì diệu thanh lọc tạp chất của nước biển
- Chất độc màu da cam – Sự thật về thảm họa đáng sợ ở Việt Nam
Lời kết
Sau bài viết này, bạn đã biết thế nào là bệnh lao và những triệu chứng, dấu hiệu của người mắc bệnh này chưa? Hãy thường xuyên theo dõi bài viết để được cập nhật những kiến thức về y dược mới nhé. Bên cạnh đó cũng đừng quên rèn luyện thể chất, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng chống các mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây hại.