Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là một chủ để vô cùng “nóng”, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng nặng nề kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống con người và hệ sinh vật tự nhiên. Vậy hậu quả của ô nhiễm đất ra sao? Biện pháp khắc phục như thế nào. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất
Không chỉ tại Việt Nam, mà hiện nay vấn đề ô nhiễm đất đang là mối đe dọa trên toàn thế giới.
1/ Nguồn nước ngầm cản kiệt
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng xấu. Cụ thể là các hóa chất gây hại bên trong đất ô nhiễm sẽ ngấm dần vào nước ngầm theo thời gian, gây hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay, nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con người.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất bạn cần biết
- Tình hình ô nhiễm đất trên thế giới đang chịu áp lực rất lớn
- Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam
2/ Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề
Đất là cũng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú, nơi ở của các loài côn trùng cũng như giun dế có ích cho cây trồng. Tuy nhiên, ô nhiễm sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa thực vật kém đi, giảm năng suất cây trồng. Điều này kéo dài dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người cũng như các loài vật sống.
Ô nhiễm đất dù nặng hay nhẹ đều sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể đến như làm một số nguồn thức ăn của động vật biến mất. Thậm chí, nhiều loài động vật còn có khả năng biến đổi gene khi tiếp xúc lâu dài trong môi trường đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn khiến đất bị xói mòn, khô cằn, làm giảm khả năng phát triển và giảm năng suất của cây trồng.
3/ Ô nhiễm gây hại tới ngành chăn nuôi, trông trọt
Ô nhiễm đất khiến đất đai mất cân bằng dinh dưỡng. Góp phần khiến mùa màng thất thu, cây trồng chậm lớn, từ đó mà sản lượng nông nghiệp giảm sút. Kéo theo đó là lượng thức ăn phục vụ chăn nuôi giảm mất đi, khiến sản lượng chăn nuôi đi xuống.
4/ Gây hại cho sức khỏe nhân loại
Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe con người rất lớn là điều không phải bàn. Ô nhiễm đất còn có thể dẫn tới các bệnh về hô hấp, da, dị tật nếu con người tiếp xúc quá lâu. Chúng cũng được các nhà khoa học chỉ ra là nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp nếu tiếp xúc với đất bị ô nhiễm trong thời gian dài. Ô nhiễm môi trường đất có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như: ung thư, bệnh mãn tính, bệnh bạch cầu, nhiễm độc gan và một số bệnh khác,… khi chúng ta tiếp xúc với các chất hóa học: chì, crom, xăng đầu, nitrat, bezen,… Ngoài ra, các chất độc hại sẽ xâm nhập cơ thể, nếu chúng ta ăn hoa rau, củ, quả được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê thì: Ô nhiễm môi trường giết chết con người nhiều gấp 15 lần so với chiến tranh. Mỗi năm sẽ có 9 triệu người chết do ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người/ năm, còn ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường đất giết chết hơn 2 triệu người mỗi năm.
5/ Khiến ô nhiễm đất
Hậu quả tiếp theo của ô nhiễm môi trường đất đó là đất bị ô nhiễm. Ô nhiễm đất ở đây là phần lớp đất trên bề mặt bị hư hại. Điều này xảy ra do lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp còn dư thừa hoặc do nước chảy làm xói mòn và cuốn đi chất dinh dưỡng có trong đất.
Theo thống kê, diện tích đất nước ta là trên 33 triệu ha. Trong đó, đất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 26.1 triệu ha; 3.3 tr ha là đất phi nông nghiệp; 3.7 triệu ha là đất chưa được sử dụng. Điểm đáng chú ý là hầu hết diện tích chưa được sử dụng đã và đang bị suy thoái thành các hoang mạc, không có giá trị sử dụng. Ngoài ra, có rất nhiều đất đang sử dụng bị ô nhiễm, xuống cấp nghiêm trọng do gia tăng dân số, hoạt động của con người.
6/ Ảnh hưởng tới động vật hoang dã
Động vật hoang dã không chỉ bị đe dọa bởi ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mà còn bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường đất.
Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loài động vật phải di chuyển tới khu vực khác để sống. Lúc này chúng phải đi tìm và thích nghi với môi trường mới. Nhưng khi phải thích nghi vùng mới sẽ có rất nhiều động vật bị chết, một số loài còn bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng khi không thể thích nghi với nơi ở mới.
Có thể bạn quan tâm:
- Tầng ozon là gì? Vai trò và nguyên nhân suy giảm của nó
- Rác thải nhựa – Vấn đề ô nhiễm và biện pháp giảm thiểu đề ra
7/ Ảnh hưởng kinh tế, xã hội
Một đất nước toàn bãi rác thì chắc chắn cảnh quan của nước đó dù có đẹp tới đâu cũng không thể hấp dẫn được khách du lịch. Điều này có nghĩa là chúng ta đã bỏ lỡ giá trị và lợi ích từ du lịch.
Lúc trước, Sapa nằm trong TOP 10 địa điểm nên tới của Đông Nam Á. Nhưng giờ thì sao, bài viết nước ngoài đã đánh giá Sapa là điểm không nên tới rồi. Vì: Cái họ yêu thích Sapa là vẻ đẹp tự nhiên, là hoang sơ chứ không phải công trình xây tấp lập, bẩn thỉu, rác thải đầy đường, không có chút thẩm mỹ nào.
Tiếp đó, chính phủ phải chi rất nhiều tiền để xử lý hậu quả từ ô nhiễm môi trường đất. Nếu không có ô nhiễm, tiền đó sẽ giúp được rất nhiều người, hay làm việc quan trọng khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Hy vọng, qua bài viết các bạn đã hiểu được ô nhiễm đất là gì đồng thời nắm rõ được hậu quả của ô nhiễm môi trường đất. Hãy chung tay bảo vệ môi trường xung quanh để có một cuộc sống tốt hơn.