Hiện tượng sụt giảm ozone tại các vùng cực được gọi là lỗ thủng ozon. Ngoài các sự kiện tầng bình lưu này còn có các sự kiện suy giảm tầng ozon ở tầng đối lưu tại các cực vào mùa xuân. Cùng xem hiện trạng tầng ozon hiện nay và các vấn đề đang gặp phải tại bài viết này nhé.
Phát hiện lỗ thủng ozone cực lớn
Mới đây, tạp chí khoa học AIP Advances cho biết lỗ thủng ozone tại vùng nhiệt đới đã có thể hoạt động từ những năm 1980, nhưng gần đây mới được phát hiện bởi các nhà khoa học Canada. Với diện tích gấp 7 lần so với lỗ thủng trước đó tại Nam Cực, sự tồn tại xuyên suốt trong năm của lỗ thủng nhiệt đới và không có chu kỳ đóng như của lỗ thủng Nam Cực cũng đã khiến nhiều chuyên gia về khí tượng lo lắng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp giải pháp giúp bảo vệ tầng ozon hiệu quả nhất
- Vai trò của tầng ozon và bảo vệ tầng ozon theo pháp luật
- Nguyên nhân thủng tầng Ozone là gì? Giải đáp thắc mắc
Thật vậy, thay vì tuân theo chu kỳ mở ra và đóng lại vào thời điểm tháng 9 và 10 như tại Nam Cực, lỗ thủng tại vùng nhiệt đới hầu như mở xuyên năm. Điều này khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với mức độ bức xạ UV lớn hơn quanh năm, tạp chí khoa học AIP Advances cho biết. “Phát hiện mới này khiến phần lớn dân số toàn cầu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vì các vùng nhiệt đới là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới (trong đó có Việt Nam)”, tạp chí khoa học AIP Advances thông tin. Ông Qing-Bin Lu, nhà khoa học thuộc Đại học Waterloo (Canada), cho biết sự tồn tại của lỗ thủng ozone vùng nhiệt đới có thể gây ra mối quan ngại lớn trên toàn cầu.
Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra khi lượng ozone (O₃) bị mất đi khoảng 25% trong bầu khí quyển. Từ đó khiến bức xạ tia cực tím có thể dễ dàng xâm nhập vào bề mặt Trái đất và làm tăng nguy cơ bị ung thư da cũng như các tình trạng sức khỏe khác như đục thủy tinh thể, hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Tuy nhiên, ông Lu cho biết phát hiện mới này rất quan trọng, khi nó có thể giúp các nhà khoa học đánh giá về sự thay đổi của tầng ozone, tia cực tím và sự ảnh hưởng mà nó gây ra với con người cũng như hệ sinh thái.
Tương lai của sự giảm sút ozon
Chấp nhận và củng cố Nghị định thư Montreal đã làm giảm thải các khí CFC, nồng độ phần lớn các hợp chất quan trọng trong khí quyển đang giảm đi. Các chất này đang được giảm dần trong khí quyển. Vào năm 2015 lỗ thủng ozon ở Nam Cực sẽ chỉ giảm đi khoảng một triệu km² trên 25 triệu km²; tầng ozon Nam Cực phục hồi hoàn toàn nhanh nhất là vào năm 2050 hay chậm hơn.
Mặc dù vậy vẫn còn một cảnh báo nhỏ. Sưởi ấm toàn cầu từ CO2 được dự đoán sẽ làm lạnh tầng bình lưu. Hâu quả của việc này là một gia tăng tương đối của thâm thủng ozon và chu kỳ của các lỗ thủng. Lỗ thủng ozon được tạo thành là do có các đám mây tầng bình lưu trên địa cực; tạo thành các đám mây này lại có một nhiệt độ giới hạn mà trên nhiệt độ đó các đám mây sẽ không được tạo thành. Tầng bình lưu ở Bắc Cực lạnh đi có thể sẽ mang lại các điều kiện tương tự như các điều kiện gây ra lỗ thủng ở Nam Cực. Thế nhưng hiện nay, điều này vẫn còn chưa rõ ràng.
Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất đã khép lại năm 2022
Lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực tồn tại lâu thứ ba trong hơn 40 năm qua đã đóng lại vào những ngày cuối cùng của năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Thế giới mà các nhà khoa học đã chờ đợi nhiều năm qua.
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực hàng năm phát triển hay thu hẹp phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, lượng khí thải ra môi trường.Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Tầm trung Châu Âu (ECMWF), lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đóng lại là lỗ thủng lớn thứ 13 kể từ năm 1979, rộng khoảng 14 triệu km2.
Có thể bạn quan tâm:
- Ô nhiễm môi trường không khí – Thực trạng, nguyên nhân
- Ô nhiễm môi trường nước và những biện pháp bảo vệ, khắc phục
Các chuyên gia cho biết ở mức tối đa, lỗ thủng có thể phát triển lớn bằng kích thước cả Nam Cực và châu Âu cộng lại. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố: “Nếu nồng độ clo trong khí quyển từ CFC ngày nay cao như vào đầu những năm 2000, thì lỗ thủng tầng ozone sẽ lớn hơn khoảng bốn triệu km vuông trong cùng điều kiện thời tiết”. Các chuyên gia dự đoán rằng phải đến những năm 2060, các chất độc hại sử dụng trong làm lạnh và bình xịt như CFC mới hoàn toàn biến mất khỏi bầu khí quyển.
Một lỗ thủng tầng ozone lớn có thể khiến những quốc gia ở Nam bán cầu như New Zealand phải đưa ra cảnh báo tia cực tím vào những tháng mùa hè. Mong rằng bài viết hiện trạng tầng ozon hiện nay hữu ích đối với bạn đọc nhé.