Sạt lở đất: Nguyên nhân và các loại sạt lở thường gặp

Hiện nay, con người phải đối mặt với rất nhiều loại thiên tai khác nhau. Một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên nhất đó là sạt lở đất. Hiện tượng này gần đây xảy ra rất nhiều, mang lại thiệt hại và mất mát lớn cho cuộc sống con người. Vậy để hiểu thêm về sạt lở cũng như cách phòng tránh nó thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết này nhé!

Tìm hiểu rõ về sạt lở đất

Tình trạng sạt lở đang xảy ra rất thường xuyên đặc biệt là vào mùa mưa bão ở các khu vực đồi núi. Một số thông tin chung cơ bản về tình trạng này cụ thể như sau: 

Sạt lở, trượt lở đất là hiện tượng như thế nào?

Chúng ta đã từng nghe về hoặc chứng kiến tận mắt, trên báo đài, truyền thông về loại thảm họa thiên nhiên này.  Nó rất khủng khiếp và đã làm con người thiệt hại và mất mát rất nhiều. Vậy sạt lở đất là gì? Vì sao hiện tượng này lại có sức tàn phá khủng khiếp đến vậy? 

Theo khoa học, sạt lở là một hiện tượng và một khối đá hoặc tầng đất và có thể là những khối hỗn hợp đất đá rời rạc nhau trượt xuống. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở những vùng miền núi hoặc miền biển đất bị xói mòn. 

Đặc biệt, hiện tượng này thường xuyên xảy ra vào ban đêm, là lúc mà con người buông lỏng cảnh giác và mất đi tính chủ động nhất. 

Sạt, lở đất là hiện tượng như thế nào?
Sạt, lở đất là hiện tượng như thế nào?

Vì sao phải nghiên cứu về hiện tượng sạt lở, trượt lở đất

Con người luôn luôn nghiên cứu về hiện tượng thiên nhiên này. Chúng ta hàng ngày nghiên cứu về những hiện tượng sạt lở đất, trượt lở đất là để đưa ra những cảnh cáo cho con người tránh được khỏi những vùng nguy hiểm. Đây là một hiện tượng rất khó ngăn chặn xảy ra, nên chúng ta chỉ có thể nghiên cứu về loại thảm họa thiên nhiên này để tìm ra những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ tính mạng, của cải của chính con người.

Sạt lở do những nguyên nhân nào gây nên?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ việc sạt lở đất lớn xảy ra. Sau đây là một vài nguyên nhân điển hình gây nên thảm họa thiên nhiên này.

Do hình thái của trái đất bị thay đổi

Những vụ sạt lở xảy ra nhiều lúc là do địa hình nơi đó đã bị bào mòn bởi môi trường và thời tiết. Sự bào mòn của nhiều yếu tố như gió, mưa qua nhiều năm đã làm lớp địa tầng đất đá bị mất đi độ cứng và sự kết nối và rồi dẫn đến sạt lở

Sạt lở đất do tác động của thời tiết và ngoại lực

Vào mùa mưa, những cơn mưa lớn liên tục và kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần liền sẽ làm cho nước mưa ngấm sâu vào các tầng đất. Khiến đất bị lỏng và mất độ kết dính rồi dẫn đến sạt lở và sập đất.

Chưa hết, mưa còn có thể phá vỡ sự liên kết và bám dính chặt chẽ của rễ cây vào đất, khiến cho đất trở nên lỏng lẻo dẫn tới đất dễ dàng trượt xuống một cách nhanh chóng. 

Nguyên nhân sạt lở do biến đổi khí hậu Trái Đất

Đây là nguyên nhân của sạt lở đất ở những vùng ven biển. Tuy loại sạt lở này không nghiêm trọng nhưng dần dần nếu để yên người dân vùng biển sẽ mất đất để sinh sống, những thành phố biển sẽ bị mất cảnh quan,…

Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên khiến cho băng tan, dẫn đến nước biển ngày càng dâng cao và dần dần ngấm vào địa tầng vùng biển, làm cho đất sụt, lún.

Nguyên nhân do con người

Con người xuất hiện đã làm hệ sinh thái trên địa cầu bị thay đổi và mất dần đi giá trị. Một loạt các hành động của con người đã làm cho việc sạt lở ngày càng trở nên phổ biến và đã vô tình gây hại đến đồng bào của mình điển hình như việc: khai thác những cây gỗ quý hiếm, đốt rừng để làm nương rẫy, tự tiện cào và xới đất để xây dựng công trình,… 

Nhiều người phá hủy rừng vì mục đích cá nhân mà không trồng rừng lại hay cải tạo lại đất. Chưa kể, việc đào xới để khai thác khoáng sản liên tục cũng làm xói mòn từ sâu trong lòng đất và dẫn tới sạt lở. Nguyên nhân chính gây sạt lở, trượt lở đất đai vẫn là con người gây nên. Và con người đã phải nhận lại những hậu quả, hệ lụy cho chính mình đã tạo ra. 

Sạt  lở đất do nguyên nhân nào gây nên?
Sạt  lở đất do nguyên nhân nào gây nên?

Các loại sạt lở đất thường gặp

Ở mỗi vùng địa hình khác nhau hoặc do tác động từ môi trường khác nhau nên mỗi địa phương thường có mỗi kiểu sạt lở khác nhau. Cùng điểm qua một vài hiện tượng sạt lở thường gặp nhé

Sạt lở kiểu trượt đất

Loại sạt lở theo kiểu trượt đất còn được người ta gọi là “đất chuồi” hoặc là “sụt”. “Sụt” được hiểu là một mảng đất bị sập xuống hoặc là một hố sụt. Hiện tượng trượt đất sẽ xảy ra ở những nơi vùng núi ven sông , ít đất đá lớn và đất rất mịn. Đất sẽ “sụt” xuống khi mà phía dưới là một khoảng không rỗng và không có gì làm nền. 

Sạt lở kiểu lan truyền 

Kiểu sạt lở đất này nhiều địa phương còn gọi là “lũ bùn”. Nó là tổ hợp của rất nhiều thứ trên đường mà nó quét qua như là rễ cây, đất đá, gỗ,…tất cả trở thành một hỗn hợp tạo nên dòng chảy mạnh và chảy rất nhanh. Thường thì kiểu sạt lở này sẽ đi kèm với mưa lớn và hay xuất hiện ở những vùng núi, trung du ở phía Tây Bắc hoặc Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 

Sạt lở đá và hiện tượng đá lăn

Hiện tượng sạt lở đá là vô cùng nguy hiểm. Việc những hòn đá lớn lăn xuống sẽ tức khắc phá hủy những công trình nơi mà nó đổ xuống. Chưa hết, hiện tượng này rất khó để khắc phục và phòng chống vì rất nguy hiểm. 

Sạt lở đất biển

Sạt lở những vùng đất biển thường xảy ra ở những đồng bằng ven biển có người sinh sống. Do đất bị nước biển lấn và ngập mặn dẫn đến bị xói mòn. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng cũng phải khắc phục kịp thời. Việc lở đá, sạt đá gần đây xuất hiện ở những vùng khai thác khoáng sản hoặc những nơi vùng núi đá bị con người khai hoang để làm đường đi, xây dựng công trình. 

Sạt lở đất do nguyên nhân nào gây nên?
Sạt lở đất do nguyên nhân nào gây nên?

Sạt lở để lại hậu quả nghiêm trọng gì?

Sau mỗi trận sạt lở đất xảy ra luôn có những thiệt hại lớn về của cải thậm chí là chính mạng của con người. Những thiệt hại này có khi sẽ để lại nỗi đau, mất mát rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Vậy đâu là những hậu quả của sạt, lở đất mà chúng ta phải gánh chịu?

Hậu quả do sạt lở đất để lại là gì?

  • Thiệt hại về mặt kinh tế: Sạt, lở đất đã chôn vùi biết bao tài sản, nhà cửa,… Những thứ mà gần như cả đời người mới dành dụm có được.  Sau một trận sạt, lở thì rất khó để còn nguyên vẹn tài sản. Chưa kể nguồn lực, nhân lực để khắc phục những hậu quả để lại do hiện tượng này gây nên cũng vô cùng lớn. Sau thảm họa thiên nhiên này, nhiều người đã mất trắng của cải, …
  • Thiệt hại về con người: Đã bao nhiêu vụ sạt, lở đất bất chợt ập xuống nhà dân, xuống cơ quan hay trường học. Khi nghe về những vụ này trên báo đài, truyền thông chúng ta đều sẽ nghe đến những cái chết đau đớn dưới lớp bùn đất. Hoặc nhẹ thì cũng tàn phế suốt đời, gãy tay, gãy chân. Sạt, lở đất còn để lại một bóng đen tâm lý với những người mất đi người thân do nó, hoặc những người may mắn sống sót sau khi trực tiếp bị ảnh hưởng.

Người xưa có câu “còn người là còn tất cả” thế nhưng sau những trận sạt lở, rất nhiều gia đình đã “mất tất cả” theo đúng nghĩa đen. Chính vì vậy, con người cần ý thức được tính nghiêm trọng mà thảm họa thiên nhiên này gây nên. 

Sạt lở đất kéo theo thiệt hại kinh tế lớn.
Sạt lở đất kéo theo thiệt hại kinh tế lớn.

Sạt lở đất thường kéo theo hiện tượng thiên nhiên khác nào

Sạt lở đất thường kéo theo một vài hiện tượng thảm họa thiên nhiên khác nhau, những hiện tượng này xuất hiện chỉ làm chúng ta thêm phần cực khổ khi đối phó với nó. Cụ thể là sạt, trượt lở đất kết hợp với mưa to sẽ kèm theo lũ quét. Hiện tượng này cũng hay xảy ra một cách đột ngột. Làm con người bị động và không kịp trở tay. 

Lũ quét là một hiện tượng dòng nước chảy xiết rất mạnh, chúng xảy ra do trời mưa to và đất đã bị sạt lở khiến cho người chảy mạnh góp từ những con suối, những mạch nước ngầm. 

Biện pháp để phòng chống sạt lở đất

Những hiện tượng này rất khó để có thể ngăn chặn được. Vì những thảm họa thiên nhiên xảy ra đều rất mạnh mẽ và vượt quá tầm kiểm soát của con người. Con người chúng ta chỉ có thể tìm những biện pháp để phòng chống và giảm nhẹ mức độ thiệt hại về người và của.

  • Theo dõi trên các trang báo đài, truyền thông về cảnh báo và dự đoán sạt lở đất. Chính quyền cũng từ đó mà nên có sự chuẩn bị kịp thời để thông báo tới người dân.
  • Mạng người là rất quan trọng cho nên lập tức sơ tán khi có lệnh của chính quyền địa phương
  • Tuyệt đối không được đi qua lại ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao
  • Nếu thấy dấu hiệu mưa to liên tục, không nên chơi ở các vùng có sông suối
  • Tránh dựng nhà, xây các công trình công cộng ở gần những nơi có nguy cơ sạt lở cao
  • Xây dựng tường bê tông, tường thép để ngăn sạt lở ở những tuyến đường mà người dân hay đi qua.
  • Mùa bão và mùa mưa đến nên gia cố nhà cửa và làm khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ đến. 
  • Chủ động dự trữ thức ăn, nước uống và các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị cho trường hợp sơ tán hoặc những trường hợp xấu nhất. 
  • Hãy bỏ thói quen di canh di cư ở những khu vực miền núi để tránh việc đốt rừng làm rẫy, dẫn tới không còn cây cối để bảo vệ đất rừng. 
  • Nhất là nên trồng và tái sinh lại rừng để tránh xói mòn, sạt lở.
Biện pháp nào để phòng chống sạt lở đất?
Biện pháp nào để phòng chống sạt lở đất?

Có thể bạn quan tâm: 

Những hiện tượng thông báo sạt lở đất

Người dân cần nhận biết những hiện tượng này để kịp thời có biện pháp phòng tránh trước khi sạt lở đất diễn ra:

  • Mưa trong nhiều ngày, mưa lớn và nặng hạt liên tục
  • Chú ý khi thấy những vết nứt ở đất, vết nứt tường nhà,…
  • Cẩn thận khi thấy màu nước sông, suối chuyển sang màu bùn đục và cây ở những cánh rừng hay ngọn đồi gần đó bị nghiêng ngả. 
  • Mặt đất bị phồng lên và nghe những tiếng động lạ dưới lòng đất, hoặc tiếng nước chảy. 

Kết bài

Sạt lở đất đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho chúng ca cả về người lẫn của. Đây phải chăng là một kết cục của con người khi đã ra tay tàn phá tự nhiên hàng trăm thế kỷ nay? Chúng ta hãy cùng nhau để sửa lại lỗi lầm của chính mình, cứu lấy thiên nhiên đang dần suy kiệt cũng như cứu lấy cuộc sống của chính con người nhé!

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất