Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi. Có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng nguy hiểm hơn. Vậy, tác hại của ô nhiễm môi trường không khí nào nữa không?
Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe
Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường không khí. Nó khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh,… Càng ngày càng tăng.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí dễ dàng phát hiện ra
- Ô nhiễm không khí ở châu Âu đang ở mức báo động cao
- Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay ra sao?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tác động đến hệ hô hấp
Với thời đại công nghiệp hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu sử dụng những phương tiện và công cụ để tối giản hoá cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Chính điều này đã và đang gây nên sự gia tăng tỷ lệ khói bụi trong không khí. Mỗi ngày, con người đều phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm vô cùng lớn. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phổi và đường hô hấp.
Ô nhiễm môi trường khiến phổi chịu áp lực cao và dê bị tổn hại. Đồng thời, nó còn làm trầm trống hơn các triệu chứng từ những người đã mang trong mình những mầm bệnh. Ví dụ như hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản,… Đặc biệt là những người sống ở khu vực đông dân như thành phố. Những nơi này đều chứa một số lượng lớn rác thải và khói bụi giao thông. Chính vì thế cũng có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn các khu vực nông thôn.
Gây nên những bệnh nguy hiểm
Tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là tác nhân gây ra nhiều ảnh hưởng nhất. Nó được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Bởi vì nó có kích thước rất nhở. Chỉ khoảng 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Chính vì thế nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.
Mà mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày. Theo đó sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.
Cụ thể, các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể. Xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,…
Khiến cơ thể bị nhiễm độc
Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện,… Có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu. Đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… Có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư…
Gây vô sinh ở nam giới
Theo như kết quả của một nhóm nghiên cứu của Đại học Trung Quốc. Nghiên cứu ngay đã khảo sát 6500 người đàn ông sống ở Đài Loan. Kết quả cho thấy chất lượng tinh trùng của những người này yếu đi rất nhiều khi sống ở các vùng có môi trường ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy, cứ tăng thêm 0.005 miligam các loại hạt ô nhiễm trên 1m3 không khí. Thì lại tăng thêm 26% nguy cơ lọt vào nhóm có nhiều tinh trùng yếu.
Ảnh hưởng đến mắt và gây các bệnh về da
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ, cảm giác bỏng rát, mắt chảy nước. Mắt ngứa, đổ nhiều ghèn, cảm giác mắt bị khô, có sạn, thị lực suy giảm,… Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí thông qua kỹ thuật: Thay thế dây chuyền máy móc công nghiệp lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều bằng dây chuyền máy móc hiện đại. Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống bằng cách sử dụng điện năng.
Khắc phục ô nhiễm không khí bằng biện pháp quy hoạch: Giảm thiểu xây dựng khu công nghiệp tại nơi đông dân cư, khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, tạo ra nhiều diện tích cây xanh, đồng thời nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Sử dụng máy lọc không khí: Máy sử dụng công nghệ màng lọc 3 – 5 lớp gồm màng HEPA lọc bụi siêu mịn PM2.5 và vi khuẩn gây bệnh, màng Carbon hoạt tính có tác dụng khử mùi, khí độc hại như: khói thuốc, khí gas, SO2, NO2, VOCs, Formaldehyde,… Bên cạnh đó, 1 số máy lọc không khí còn có thêm tính năng tạo ion âm, tạo ẩm, bắt muỗi…
Có thể bạn quan tâm:
- Ô nhiễm đất và thực trạng, hậu quả và biện pháp khắc phục
- Tầng ozon là gì? Vai trò và nguyên nhân suy giảm của nó
Với sứ mệnh mang không khí sạch đến mọi nhà, góp phần cải thiện chất lượng không gian sống và sức khỏe cộng đồng trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, các chuyên gia hàng đầu trong Công nghệ Nhà sạch luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi người mọi nhà.