Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở nhiều nơi xuất hiện. Trong bảng xếp hạng chất lượng không khí tại Việt Nam theo thời gian thực của ứng dụng IQAir, Hà Nội là thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nước với chỉ số AQI trung bình là 202. Tiếp đó là Bắc Ninh 171, Thanh Hoá 165, TP. Hồ Chí Minh 161, An Giang 154, Thái Nguyên 153, Lạng Sơn 118…
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực trạng ô nhiễm không khí – Giải pháp khắc phục hiện nay
- Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người ra sao?
- Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí dễ dàng phát hiện ra
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Khói thải từ các hộ gia đình
Ngoài ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí do khói thải từ các hộ gia đình là nguy cơ sức khỏe rất lớn đối với 3 tỷ người, những người nấu ăn và sưởi ấm gia đình bằng nhiên liệu sinh khối và than đá. Khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm có thể quy cho nguyên nhân ô nhiễm không khí tại hộ gia đình trong năm 2016. Hầu hết các gánh nặng bệnh tật này đặt vào các nước đang phát triển. Ô nhiễm không khí tại hộ gia đình cũng là một nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí bên ngoài ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
Ô nhiễm không khí ở cả hai thành phố và khu vực nông thôn
Ở cả khu vực thành phố và nông thôn được ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu mỗi năm trong năm 2016; tỷ lệ tử vong này là do phơi nhiễm đối với các hạt rắn mịn với đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micro-mét, gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
Hà Nội và TP. HCM ô nhiễm không khí đầu bảng thế giới
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 21.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh hiện cao gấp 16.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Ứng dụng này khuyến nghị đeo khẩu trang khi ra ngoài, đóng kín cửa sổ, tránh tập thể dục ngoài trời, sử dụng máy lọc không khí… Về tác hại của bụi mịn PM2.5 (là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người), khi hít phải sẽ len lỏi sâu vào trong phổi, phế quản, máu… gây ra nguy cơ các bệnh về phổi, máu, mạch… Nguy cơ gây bệnh, thậm chí tử vong từ bụi PM2.5 rất cao. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bụi PM2.5 là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong ô nhiễm môi trường.
Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PamAir, nhiều điểm ở Thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí cảnh báo màu tím, có nơi chỉ số AQI trên 300 – là mức cực kỳ cao, nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể, vào lúc 8h15 phút, tại điểm đo tại Trường mầm non thực hành Hoa Sen có chỉ số AQI là 312, Trường mầm non Việt – Bun 233, Bát Khối (Long Biên) 264, Phúc Lợi (Long Biên) 234, Đội Cấn 195, Quan Hoa 159, Chùa Láng 182, Thanh Xuân 185, Time City 186, Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy) 197….
TS Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, để chủ động phòng tránh không khí chất lượng xấu, người dân cần theo dõi kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội. Đồng thời, có thể tham khảo thêm kết quả quan trắc bằng trạm cảm biến của một số tổ chức để chủ động nắm bắt được các thông tin về chất lượng không khí. Nếu nhận thấy chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) ở mức độ cao thì cần hạn chế ra đường, nhất là với người già, trẻ em. Nếu buộc phải ra đường cần phải đeo khẩu trang hoặc áp dụng các biện pháp khác để hạn chế phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 trong không khí.
Có thể bạn quan tâm:
- Hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục
- Ô nhiễm môi trường nước và những biện pháp bảo vệ, khắc phục
Để nâng cao chất lượng không khí hơn và giảm tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, phải giảm được các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là giảm nồng độ bụi PM2.5. Cần giảm được nguồn gây ô nhiễm từ giao thông (hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng, kiểm soát chất lượng phương tiện, dùng nhiên liệu sạch, trồng cây xanh…), hạn chế bụi từ công trình xây dựng nhà cao tầng, công trình công cộng…, giảm ô nhiễm từ cơ sở sản xuất phát thải ô nhiễm ra môi trường, giảm đốt than tổ ong, vận động bà con không đốt rơm rạ…