Sốt phát ban là bệnh lý mà hầu như bất kỳ ai đều phải mắc ít nhất một lần trong đời. Biết và hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp cho bạn và người thân của mình dễ dàng điều trị và nhanh khỏi hơn.
Thế nào là sốt phát ban?
Tại sao khi mắc bệnh cơ thể lại bị nổi những nốt đỏ gây khó chịu trong thời gian dài cho bệnh nhân? Để trả lời những câu hỏi về căn bệnh này hãy cùng theo dõi các nội dung sau đây.
Sốt phát ban được hiểu như thế nào?
Đây là bệnh lý làm cho cơ thể người bệnh có tình trạng nóng sốt, nổi các đốm đỏ trên bề mặt da kèm theo ngứa ngáy. Căn bệnh này không có quá nhiều nguy hiểm cho người lớn nhưng với trẻ em thì lại có nhiều khả năng gây sốt cao và dẫn đến những biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Cơ chế của bệnh lý này là các kháng nguyên của vi khuẩn, virus. Những loại kháng nguyên này được gọi là chất gây sốt ngoại sinh, khi vào trong cơ thể các chất này sẽ khiến đại thực bào sinh ra những chất gây sốt nội sinh (cytokine). Sau đó những chất gây sốt nội sinh này sẽ kích thích Prostaglandin E2 làm trung tâm điều nhiệt tăng nhiệt độ cơ thể lên cao.
Sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh của sốt phát ban là từ 8 – 11 đối với người trưởng thành và 13 -15 ngày đối với trẻ em. Trong thời gian này bệnh nhân sẽ hoàn toàn không có triệu chứng gì cho nên rất dễ lây bệnh cho người khác
Sốt phát ban bao lâu thì khỏi đối với người lớn và trẻ nhỏ?
Sốt phát ban kéo dài từ 3 – 5 ngày ở người lớn. Còn trẻ em có sức khoẻ kém hơn cho nên sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 7 ngày. Đây là khoảng thời gian được thống kế ở đa số bệnh nhân, tuy nhiên có một số trường hợp bệnh lý này sẽ khỏi nhanh hoặc chậm hơn dự kiến.
Nguyên nhân chính gây nên sốt phát ban
Bởi vì sốt phát ban là phản ứng của cơ thể khi có sự xâm nhập của những chất gây sốt ngoại sinh. Cho nên có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở người. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính thường gặp nhất.
Do virus
Những trường hợp mắc phải căn bệnh này ở trẻ nhỏ thường do những loại virus dưới đây gây ra. Những virus này sẽ lây qua đường tiêu hoá, đường hô hấp và từ mẹ sang con.
Virus herpes 6 và herpes 7 – Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Những ca bệnh của trẻ em do virus herpes 6 và đôi khi là virus herpes 7 thường gây ra sốt cao và co giật. Đối với người trưởng thành sẽ bị nhiễm virus herpes 6 và 7 khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc các bệnh như U limpho và HIV.
Ngoài ra loại virus này còn có khả năng lây từ người sang người khi tiếp xúc với khoảng cách gần hoặc dùng chung vật dụng. Song song đó thời gian ủ bệnh cũng khá lâu từ 1 – 2 tuần. Cho nên nếu một người trong gia đình mắc bệnh, rất có thể sẽ lây cho người thân và đặc biệt là trẻ em trong nhà.
Virus Adenovirus gây sốt phát ban quanh năm
Virus Adenovirus gây nên bệnh lý này quanh năm. Do nó có đường lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp bệnh nhân ở khoảng cách gần hoặc dùng chung đồ vật.
Rubella – Virus gây bệnh vào mùa xuân
Rubella phát triển và lây lan mạnh mẽ nhất vào nhiều nhất vào mùa xuân. Chúng gây bệnh bằng các lây truyền qua đường hô hấp trong không khí khi hít phải những giọt nước người bệnh hắt hơi hoặc ho, đặc biệt là dễ nhiễm đối với trẻ em.
Do vi khuẩn
Ngoài virus thì vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây nên căn bệnh này cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhiều nhất. Một số vi khuẩn có độc tính còn gây thêm nhiều biến chứng nặng hơn cho người bệnh.
Rickettsia – Vi khuẩn ký sinh trên chấy rận
Vi khuẩn Rickettsia sống trên người các con vật như ve hoặc chấy rận, Khi chấy, rận cắn loài vi khuẩn này cũng theo vết cắn vào mạch máu và gây nên bệnh lý này. Vì thế nếu bạn có nuôi chó, mèo hãy thường xuyên tắm và diệt ve rận định kỳ cho chúng nhé.
Não cầu khuẩn – Vi khuẩn có ở người trưởng thành
Não cầu khuẩn sống ở cổ họng của một số người trưởng thành nhưng sẽ không gây bệnh cho họ. Tuy nhiên khi trẻ em có sức đề kháng yếu tiếp xúc gần với những người này thì sẽ bị lây và phát bệnh.
Những triệu chứng hay gặp ở bệnh gì?
Bệnh lý sốt phát ban không quá nguy hiểm nhưng cũng có một số trường hợp sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng. Vì thế Để phòng và chữa trị kịp thời, bạn cần phải biết rõ biểu hiện của căn bệnh này.
Biểu hiện các giai đoạn của sốt phát ban
Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể, đặc trưng của căn bệnh này qua ba giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: Thời gian trước khi phát ban
Trước khi phát ban khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần, người bệnh sẽ có các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường ho, sổ mũi, viêm họng, mệt mỏi, ớn lạnh… Đối với trẻ em có nhiều trường hợp sẽ bị sưng hạch bạch huyết. Sau đó là sốt cao bất thường, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39.5 độ.
Giai đoạn 2: Bắt đầu phát ban
Sau cơn sốt phát ban trên da người bệnh sẽ có những nốt đỏ nhỏ hoặc sưng lên, một số đốm sẽ có các vòng trắng bọc xung quanh. Các nốt đỏ thường bắt đầu thành từng cụm ở vùng ngực và tay, đùi sau đó lan rộng ra những nơi khác. Khi khỏi bệnh những nốt ban sẽ biến mất mà không để lại vết sẹo nào.
Giai đoạn 3: Nốt ban biến mất
Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 3 đến 5 ngày, các nốt ban sẽ dần nhạt màu rồi biến mất. Tuy nhiên trong thời gian này người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chán ăn. Với trẻ em thường gặp tình trạng đi ngoài ra phân lỏng.
Phân biệt sốt phát ban và sởi
Hầu hết mọi người thường nhầm lẫn sốt bệnh lý này và sởi vì hai căn bệnh này có triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên nếu không thể biết rõ là người bệnh đang mắc phải bệnh lý nào thì sẽ gây rất nhiều khó khăn khi điều trị.
Bệnh sốt phát ban và bệnh sởi đều gây ra nên các tình trạng như sốt ca, biếng ăn, viêm họng, mệt mỏi khoảng từ 3 ngày đến một tuần. Khi hết sốt, trên da sẽ nổi những nốt đỏ nhỏ.
Điều đó khiến cho việc chẩn đoán lâm sàng ban đầu khá khó khăn. Tuy nhiên giữa sốt phát ban và bệnh sởi lại có điểm khác biệt rất lớn là các nốt ban trên cơ thể bệnh nhân cụ thể như sau:
- Sốt phát ban: các nốt đỏ thường nhỏ và đốm hồng hoặc đỏ có màu sáng nhưng khi sờ vào không có cảm giác thô ráp. Khi người bệnh hồi phục những nốt đỏ sẽ dần nhạt đi và biến mất.
- Bệnh sởi: Nốt sởi có màu đậm hơn. Đồng thời mỗi nốt có dạng sần sùi, gồ nhẹ. Khi chạm vào không có cảm giác mịn. Đặc biệt các nốt sởi không mất hẳn khi người bệnh đã khỏi mà trở thành những vết thâm. Nốt ban của bệnh sởi thường xuất hiện đầu tiên ở sau tai và là xuống lưng, bụng.
Hậu quả mà sốt phát ban mang lại
Sốt phát ban là bệnh lý không quá nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch tốt bệnh sẽ tự khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng gì. Tuy nhiên đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ em, phụ nữ mang thai lại có khả năng rất cao sẽ xảy ra những biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Đối với trẻ em khi mắc căn bệnh này sẽ gặp những biến chứng sau: viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi. Đối với người có thai trong ba tháng đầu sẽ thường gặp phải những biến chứng là: sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị dị tật, sức khoẻ kém.
Cách chăm trẻ bị sốt đi kèm phát ban tại nhà
Hầu hết mọi người đều mắc phải căn bệnh sốt phát ban ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt trẻ em lại là đối tượng dễ bị bệnh nhất. Cho nên mọi người cần phải biết một số điều nên làm và không nên làm để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Những cách chăm sóc cho trẻ em
Khi trẻ em bị sốt phát ban hãy chăm sóc chú theo những điều những điều dưới đây để đảm bảo trẻ mau khỏi nhất. Đồng thời còn hạn chế những trường hợp biến chứng xảy ra với trẻ.
- Luôn luôn cho trẻ uống đầy đủ nước để ngăn chặn việc mất nước do sốt cao. Đối với những trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể khuyến khích trẻ uống thêm một ít nước gừng và nước chanh.
- Cẩn thận khi tắm cho trẻ: Khi mắc bệnh lý này là lúc hệ miễn dịch suy giảm cho nên bạn nếu tắm quá lâu có thể chuyển sang cúm và những bệnh khác nghiêm trọng hơn.
- Nới lỏng quần áo để trẻ không thấy khó chịu vì khi nổi ban sẽ ngứa ngáy. Nếu như mặc quần áo chật chội sẽ làm vải cọ xát nhiều nơi trên da dẫn đến việc trẻ bị ngứa nhiều hơn.
- Chườm ấm liên tục cho trẻ để giảm bớt nhiệt độ khi sốt.
Lưu ý: nếu như trẻ không hạ sốt hay bệnh không chuyển biến tốt sau 3 ngày hoặc bị tiêu chảy liên tục. Trong các trường hợp đó bạn phải mang đến cơ sở y tế ngay để cách bác sĩ có cách điều trị thích hợp nhất.
Những điều không nên làm khi trẻ đang bệnh
Đây là những việc lưu ý mà bạn không được làm khi trẻ đang bệnh sốt phát ban. Vì rất có thể sẽ làm bệnh của trẻ nặng thêm và dẫn đến những trường hợp biến chứng nghiêm trọng khác.
- Không cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, uống đá lạnh, ăn kem.
- Dọn dẹp phòng ngủ cho trẻ, tránh để phòng ẩm thấp và bụi bẩn nhiều.
- Những tác nhân từ môi trường như lông chó mèo, khói bụi, hoá chất tẩy rửa đều có thể khiến bệnh nặng thêm. Vì thế đừng cho trẻ tiếp xúc với chúng để đảm bảo trẻ hồi phục nhanh nhất có thể.
Tổng kết
Sốt phát ban là một bệnh thường gặp nhưng cũng khá nguy hiểm nếu như không được chăm sóc và chữa trị kịp thời. Vì vậy đừng chủ quan mà hãy chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và gia đình để có thể phát hiện bệnh từ sớm và dễ dàng điều trị hơn nhé.