Sóng thần là một thiên tai cực kỳ đáng sợ và đã gây ra cho con người rất nhiều điều hiểm nguy. Nó đã tồn tại từ rất lâu đời với nhiều mối nguy rình rập. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại thiên tai này. Vì thế bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sóng thần. .
Sóng thần là gì?
Sóng thần có thuật ngữ Latinh là Tsunami bao gồm các đợt sóng lớn và tạo nên sự dịch chuyển của nước đại dương trên quy mô lớn. Thiên tai này xuất hiện thì có thể nhấn chìm hàng trăm nghìn người hay cả một thành phố chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Thuật ngữ sóng thần bắt nguồn từ tiếng Nhật Tsunami được ghép từ tsu (nghĩa là bến”) và nami (nghĩa là sóng). Từ này được đặt khi người dân chưa hiểu rõ về loại sóng này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Tsunami
Qua nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì mọi người cuối cùng cũng biết được lý do vì sao xuất hiện sóng thần. Hiện tượng thiên nhiên này bắt nguồn từ rất nhiều lý do khác nhau. Cụ thể:
Động đất
Từ những năm 1950 thì người ta đã nhận ra rằng sóng thần có thể xuất hiện từ các vụ động đất. Động đất sẽ khiến cho một lượng nước lớn bị chuyển chỗ và gây nên hiện tượng sóng lớn. Tuy nhiên, nếu bắt nguồn từ động đất thì cơn sóng đó cũng sẽ rất nhanh bị tan rã và hiếm khi lạnh nhanh đến bờ.
Sạt lở đất
Đây cũng là một lý do khiến đại dương xuất hiện những cơn sóng khổng lồ. Khác với động đất thì các vụ sạt lở lớn có thể gây ra những cơn sóng cực lớn và ảnh hưởng đến toàn bộ đại dương.
Sự va chạm của các mảng
Khi các mảng có sự va chạm với nhau thì phần rìa đen chuyển động xuống dưới. Kết hợp với việc xuất hiện áp suất quá lớn khiến cho một trong các mảng bật ngược trở lại. Điều đó sẽ làm xuất hiện hàng nghìn đợt sóng tác động đến vào Trái Đất với những cơn chấn địa dưới lòng biển.
Núi lửa phun trào
Nguyên nhân có thể khiến cho sóng thần xuất hiện đó là việc các núi lửa ở dưới lòng biển bắt đầu hoạt động. Nó phun trào sẽ giảm cho các cột nước với áp suất lớn sẽ trào lên mặt nước biển. Núi lửa có thể tung lên những cột nước tạo nên những đợt sóng cực lớn và cực mạnh, rất nghịu hiểm.
Dấu hiệu cho thấy có sóng thần
Sóng thần rất nguy hiểm nên việc phát hiện và nhận biết được việc nó sắp xuất hiện là điều rất cần thiết. Một vài dấu hiệu dưới đây mọi người hãy ghi nhớ để cảnh giác và đề phòng:
- Có hiện tượng rung lắc mạnh của nền đất khiến cho mình không thể đứng vững.
- Trên mặt nước biển xuất hiện các bong bóng chứa khí gán giống như nước biển đang bị đun sôi.
- Cảm thấy nước trong sóng biển nóng lên một cách thất thường.
- Nước biển có mùi trứng thối hoặc đang dầu
- Nước biển làm cho da của mọi người bị nổi nhọt
- Bất chợt nghe thấy một vài tiếng nổ.
- Sóng biển rút về sau một cách bất ngờ
- Trên bầu trời xuất hiện mây đen thất thường.
- Xuất hiện tiếng gầm rú.
- Ở cuối đường chân trời xuất hiện một vệt sáng màu đỏ.
- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
- Có tiếng còi báo động ở một số nước.
Làm thế nào khi gặp sóng thần?
Để tránh được những thiệt hại không đáng có khi sóng thần xuất hiện thì chúng ta cần phải trang bị kiến thức đầy đủ. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho mọi người khi gặp sóng lớn cần ghi nhớ.
Khi bạn đang ở gần biển
Nếu bánh nhận biết được rằng đang có nguy hiểm sắp xảy ra với các dấu hiệu thì cần phải:
- Di chuyển ngay lập tức, chạy ra khỏi bờ biển. Bạn nên đi đến một nơi cao hơn và an toàn. Vùng an toàn sẽ là nơi có độ cao trên 15m và cách bờ biển trên 1km.
- Không thể đợi đến khi có cảnh báo hoặc khi nhìn thấy sóng mới chạy. Lúc này cũng không nên cố gắng để cất giữ tài sản cho gia đình mình. Bởi sóng thần sẽ xuất hiện rất nhanh qua những dấu hiệu trên.
- Dựa theo các tuyến đường di tản để có thể đi đến nơi an toàn với thời gian ngắn nhất.
- Cố gắng sắp xếp thêm những dụng cụ cứu hộ trong tầm tay.
- Khi bạn không thể chạy trốn đến những nơi an toàn thì hãy leo lên đỉnh núi một toà nhà hoặc những cây thật to khỏe.
- Tuyệt đối không thể ngồi trong xe bởi những con sóng có thể cuốn nó đi.
- Hãy ở tại vị trí an toàn trong vài giờ vì những đợt sóng cao có thể đến bất kỳ lúc nào.
Khi bạn đang trên biển
Nếu bạn đang ở trên biển thì tuyệt đối không được bơi vào bờ bởi càn cố vào sẽ càng bị kéo ra xa. Hãy ở ngoài cho đến khi những cơn sóng dừng hẳn và êm dịu hơn.
Nếu bạn đang ở cảng
Thấy các cột sóng cao mà khi đó bạn đang ngay ở cảng hãy bỏ lại thuyền và di chuyển đến nơi an toàn gần đó. Ví dụ như toà nhà cao tầng hay cây cao lớn để tránh trú đảm bảo tính mạng của bản thân.
Khi bạn đang bị sóng thần chặn
Nếu bạn không may gặp phải trường hợp này thì hãy cố gắng bơi nhanh nhất có thể. Hãy tìm một đồ vật gì đó đang nổi và bám thật chắc vào nó.
Hậu quả của sóng thần
Sóng thần tạo ra những đợt sóng lớn với độ cao mười mấy mét nên cũng có sức tàn phá rất khủng khiếp. Nó là những cột nước cao cả chục mét và có thể càn quét hết mọi thứ khi chúng đi qua. Điều đó sẽ gây ra những những thiệt hại mà chúng ta không thể lường trước được.
Bên cạnh đó, thiên tài này có thể kéo dài đến hàng nghìn mét tính từ tâm chấn. Trong đó, vùng nó gây ra ảnh hưởng lớn nhất đó là vùng ven biển có chiều cao thấp so với mực nước biển. Những vùng vịnh có diện tích hẹp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi sóng bị khuếch đại lớn hơn. Đặc biệt khi xuất hiện sự cộng hưởng của các cơn sóng thì sẽ làm cho sóng bị gia tăng sức mạnh lên hàng chục lần.
Trong lịch sử đã ghi lại những hậu quả nặng nề do sóng thần gây ra. Nó khiến cho hàng nghìn người thiệt mạng. Kèm theo đó, hàng vạn công trình bị phá hủy. Điều đó khiến cho nền kinh tế bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Khi cơn địa chấn đi qua thì việc phục hồi cũng trở nên rất khó khăn vì nó có sức tàn phá rất kinh khủng.
Những trận sóng khủng khiếp trong lịch sử
Thế giới chắc chắn sẽ không bao giờ quên những cơn sóng thần khủng khiếp đã xảy ra. Hãy cùng bài viết dưới đây điểm qua một vài cái tên đã tạo nên nỗi ám ảnh của con người nhé!
Indonesia, 2004
Đây là đợt sóng thần được bắt nguồn từ trận động đất mạnh 9.1 độ richter. Nó làm cho tỉnh Aceh ở khu vực phía Bắc đảo Sumatra thuộc đất nước Ấn Độ bị rung chuyển. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần cực khủng. Con sóng còn lan đến vùng đất xa xôi ở khu vực châu Phi.
Thảm họa này đã tấn công các nước ở khu vực Ấn Độ Dương. Nó đã khiến cho 170 nghìn người dân Indonesia bị thiệt mạng, trong đó phần lớn dân số thuộc tỉnh Aceh. Còn các đất nước khác thì có khoảng 50 nghìn người bị chết. Do đó, tổng số người thiệt mạng lên đến 220 nghìn người.
Bởi vì trước đó không có cảnh báo về việc sắp có xảy ra sóng thần nên người dân đã không thể sơ tán kịp. Dù những đợt tấn công ở các châu lục nó cách nhau một khoảng thời gian rất dài. Trận động đất đó đã giải phóng năng lượng bằng với 23 nghìn quả bom nguyên tử nên đã khiến cho sóng thần xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh lao – Căn bệnh phổi này có cách trị như thế nào?
- Bệnh phong – Những triệu chứng nhận biết và phân loại
Nhật Bản, 2011
Khi nhắc đến thiên tai thì không thể không nhắc đến đất nước Nhật Bản. Vào năm 2011 một trận động đất 9 độ richter đã tấn công vào đất nước này và kéo theo sự xuất hiện của một cơn sóng thần.
Cơn sóng này cao chót vót và đã nhấn chìm những khu dân cư ở dọc bờ biển Đông Bắc của Nhật Bản. Sau khi thống kê thì thiên tai này đã khiến cho 19 nghìn người bị mất tích hoặc chết. Bên cạnh đó, khi nước tràn vào đã làm ngập các lò phản ứng hạt nhân. Nó khiến cho lò phản ứng nhà máy hạt nhân bị rò rỉ.
Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như nền kinh tế của nước Nhật trong tương lai. Hiện nay, hậu quả của đợt thảm họa đó vẫn còn hiện sâu trong tâm trí của người dân do nhiều người đã không còn nhà cửa để về.
Sóng thần tại Chile, 1960
Đây được ghi nhận là trận động đất mạnh nhất với cường độ đạt mức 9,5 độ richter. Nó tàn phá Chile và kèm theo đó là những đợt sóng thần và ảnh hưởng đến rất nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này xảy ra vào năm 1960.
Ở Chile đã có 5 nghìn 700 người thiệt mạng khi Sóng thần càn quét. Còn ở khu vực Hawaii thì có khoảng 61 người bị chết. Bên cạnh đó, một số khu vực xa xôi như Nhật Bản cũng bị 142 người thiệt mạng với 1600 ngôi nhà bị tàn phá. Nhiều người cho biết, đợt sóng này có chiều cao khoảng 5m.
Philippines, 1976
Vào thời điểm năm 1976 ở Philippines cũng đã xuất hiện 1 trận động đất với cường độ 7.9 độ. Ở khu vực đảo Mindanao và Sulu đã có các đợt sóng thần cao đến 5m và nó cuốn trôi đi hàng nghìn người dân đang ngủ.
Trận sóng này đã gây ra thiệt hại rất khủng khiếp. Số người thiệt mạng có thể lên đến 8000 nghìn. Theo những ước tính thì đây là thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất của đất nước này từ xưa đến nay.
Papua New Guinea, 1998
Hai trận động đất vào ngày 17 tháng 7 năm 1998 đã khiến cho Papua New Guinea bị rung chuyển. Mỗi trận đều có cường độ mạnh 7 độ richter. Bởi vì xuất hiện động đất kép nên đã xuất hiện một cơn sóng thần. Nó tàn phá hết 30 km bờ biển ở khu vực phía Bắc của đất nước.
Kết thúc thảm họa, khi có thống kê thì cơn sóng này đã cuốn trôi 7 ngôi làng. Ngoài ra, có hơn 2 nghìn người bị thiệt mạng. Tuy nhiên người dân địa phương cho biết con số còn khủng hơn nữa, số người chết phải từ 6 đến 8 nghìn người. Đặc biệt, sau khi kết thúc thì có đến 12 nghìn người bị mất nhà cửa.
Kết luận
Sóng thần là một thảm họa gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của. Chúng ta không thể ngăn chặn thiên tai này thì cần phải trang bị thêm kiến thức để giảm thiểu thiệt hại từ nó.