Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang ngày càng nhức nhối, không của riêng bất cứ quốc gia nào mà có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là gì, mỗi chúng ta có thể hành động ra sao để hạn chế và tiến tới đẩy lùi sự ô nhiễm do rác thải từ nhựa? Cùng đi vào chi tiết các biện pháp hành động qua bài viết bên dưới bạn nhé.
Khái niệm để hiểu về rác thải nhựa là gì?
Nhựa còn được gọi là chất dẻo tổng hợp, là một hợp chất không tạo ra bởi tự nhiên mà được con người thông qua các nghiên cứu chế tạo để cho ra đời. Độ bền của chúng rất cao cho nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Tuy nhiên đi kèm với nó là tác dụng không mong muốn, để phân hủy nhựa phải cần đến thời gian cực kỳ lâu, có thể kéo dài đến cả hàng trăm, hàng nghìn năm. Tốc độ sử dụng của con người thì ngày càng nhiều, đó là lý do dẫn đến vấn đề ô nhiễm rác thải từ nhựa đang diễn ra hiện nay.
Rác thải nhựa được coi là một trong các loại rác thải con người tạo ra sau những hoạt động đời sống bình thường, được hiểu là những thứ được bỏ đi, không còn cần thiết nữa. Ở đây có thể kể đến điển hình nhất cho rác thải từ nhựa chính là túi nilon, túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, cốc nhựa và các loại rác từ chất dẻo tổng hợp khác…
Nguồn gốc hình thành nên rác thải nhựa
- Rác thải từ nhựa sinh hoạt: được tạo ra bởi quá trình sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. CHẳng hạn như hộp nhựa, túi nilon, chai nhựa… Mặc dù sử dụng bao bì bằng nhựa rất tiện dụng nhưng sau khoảng thời gian ngắn ngủi, số rác thải ra môi trường cực nhiều, ngày càng gia tăng nhanh chóng theo thời gian.
- Rác thải từ nhựa trong hoạt động sản xuất công nghiệp: trong quá trình sản xuất kinh doanh, những rác thải từ nhựa cũng có thể xuất hiện và được thải ra môi trường thường xuyên. Những rác từ sinh hoạt của công nhân viên trong quá trình sản xuất cũng được tính là rác thải nhựa công nghiệp.
- Rác thải từ nhựa xuất phát bởi các điểm du lịch nghỉ dưỡng, hoạt động kinh doanh dịch vụ: những tụ điểm mua bán, vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn… cũng được biết đến là một trong những nơi thải ra cực nhiều rác nhựa.
- Rác nhựa từ trong ngành y tế: Đặc thù lĩnh vực y tế dùng trang thiết bị 1 lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh và tăng sự an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên lượng rác thải cũng vì thế mà phát sinh cực kỳ nhiều, ví dụ như bơm kim tiêm, bao bì đóng gói thuốc, găng tay, chai lọ thuốc…
Rác thải từ nhựa trải qua quá trình phân hủy cực kỳ lâu
Rác thải từ nhựa được chúng ta xả ra môi trường không phải tất cả đều đi đến những điểm xử lý rác, đó chỉ là một phần mà thôi. Lượng rác này có thể được chôn lấp, hoặc rải rác ngoài môi trường sống của con người, có thể còn bị đem ra đại dương. Sản phẩm từ nhựa kết thúc giá trị sử dụng một cách ngắn ngủi, nhưng để phân hủy nó phải trải qua thời gian cực kỳ dài, đến hàng trăm hàng nghìn năm.
Những mảnh rác thải nhựa có thể bị phân nhỏ ra nhưng không có nghĩa rằng chúng đã biến mất, con người và những sinh vật sống xung quanh vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực đến từ sự xả rác bừa bãi này. Những con số được thống kê thực sự khiến cho chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc về những tác hại của rác nhựa đến cuộc sống mỗi người.
Theo như những thống kê có được sau các nghiên cứu chuyên sâu, nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng chai nhựa mất ít nhất 450 năm để phân hủy, thời gian với bao bì nhựa ít nhất là 10 năm, các chai hóa chất tẩy rửa thì cần ít nhất 500 năm để phân hủy, ống hút nhựa mất ít nhất 100 năm, bàn chải đánh răng mất trên 500 năm, cốc sữa chua mất ít nhất 100 năm mới phân hủy được…
Rác nhựa ảnh hưởng mạnh tới môi trường cạn và nước
Hiểm họa rác thải nhựa gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới những vấn đề trong cuộc sống, từ sức khỏe con người cho tới những vấn đề về môi trường xung quanh. Đây được xem là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu chứ không riêng một địa phương nhỏ bé nào.
Rác nhựa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta
Rác nhựa có vòng đời sử dụng rất ngắn nhưng thời gian phân hủy lại vô cùng dài, lên tới cả hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Đó là chưa kể chúng chỉ bị phân rã thành các mảnh nhỏ chứ không thật sự bị tiêu hủy đi, có thể đi sâu vào nguồn nước gây ô nhiễm nước, lẫn vào trong đất làm đất bị ô nhiễm, thậm chí tồn tại trong không khí, trong thức ăn khiến cho con người tiếp xúc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, tích tụ lâu ngày gây ra nhiều hậu quả bệnh tật cực kỳ nghiêm trọng.
Những bệnh lý liên quan đến vấn đề rác thải nhựa ra môi trường thì không hề gói gọn ở bộ phận nào, có thể là bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh, dạ dày, rối loạn hoocmon, ung thư, sưng viêm các bộ phận nội tạng…
Rác nhựa là mối nguy hại cực lớn với hệ sinh vật biển
Không ít lần chúng ta bắt gặp hình ảnh rác nhựa, túi nilon trên sông, trên biển gây ra tình trạng nguy hại cho các sinh vật sống nơi đây. Khi chúng ăn phải hoặc vướng phải các mảnh rác thải nhựa gây phân hủy tế bào, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, khí quản..
Vì thế rõ ràng, lượng rác thải trôi nổi trên biển gây tác động xấu, thậm chí làm suy giảm sự đa dạng sinh học tự nhiên của các loài sinh vật biển, đồng thời làm thay đổi cấu trúc và các thành phần thiết yếu trong toàn bộ hệ sinh thái. Rác nhựa trôi dạt, chìm xuống đáy biển thành những bãi rác khổng lồ làm ô nhiễm trầm trọng môi trường biển.
Rác thải nhựa làm môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm
Chất thải nhựa với đặc điểm khó phân hủy được đề cập ở trên sẽ tồn tại lâu dài trong đất, phân rã ra thành các vi nhựa lẫn trong đất, ngấm vào nước, bay trong không khí… gây ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường sống của chúng ta, khiến cho môi trường đồng thời bị ô nhiễm ở nhiều mặt.
Không chỉ có thế, rác nhựa sẽ trôi nổi mỗi lần gặp phải mưa lũ, gây ồn ứ tắc ống thoát nước, hoặc bốc mùi gây mất vệ sinh, ảnh hưởng cực xấu tới đời sống sinh hoạt của con người.
Ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề nghiêm trọng vô cùng
Theo chuyên gia thông tin, các loại nhựa hầu như đều được sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu hóa thạch, do đó quá trình sản xuất và kết hợp, phân tách các chất trong chúng cần nhiều năng lượng, sẽ tạo nên một lượng khí thải quá lớn gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon.
Trên thực tế thì lượng rác nhựa được thu gom và tái chế tính trên toàn cầu ở mức cực kỳ thấp. Đa phần những nước chưa phát triển không đủ nguồn kinh phí và nhân lực để tạo nên hệ thống xử lý rác nhựa đảm bảo yêu cầu, do đó phần lớn lượng rác thải nhựa được thải ra môi trường tự nhiên.
Hơn nữa, mặc dù tái chế có thể làm cho rác thải nhựa tiếp tục vòng đời, không thải bừa bãi ra môi trường, tuy nhiên công đoạn tái chế rác nhựa tiêu tốn lượng lớn nguyên nhiên liệu khác, chẳng hạn như nước để vệ sinh nhựa, năng lượng để đốt và chế tạo thành những sản phẩm mới… Điều này vẫn gây nên những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng.
Cộng đồng cần có sự chung tay giảm thiểu rác nhựa
Một thế giới tràn ngập rác thải nhựa và túi nilon là viễn cảnh không hề xa vời viển vông nếu như chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng những sản phẩm từ nhựa một cách tràn lan vô tội vạ như hiện nay. Một người có thể không thay đổi được nhiều, nhưng sức mạnh từ cộng đồng chắc chắn giúp cho tình trạng rác nhựa được giảm thiểu một cách đáng kể.
Đối với các cấp chính quyền thì cần tuyên truyền sâu rộng để nâng cao hiểu biết toàn dân, đồng thời đưa ra hình thức phân loại rác, tái chế rác hợp lý để tránh nguồn rác nhựa thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, cũng phải có những chế tài xử phạt thật nặng cho những tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, quy định của nhà nước về giảm thiểu rác nhựa.
Về phía doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ đạo về hạn chế, loại bỏ rác thải nhựa, đồng thời tìm cách giáo dục con cái, tuyên truyền với cộng đồng… để nâng cao nhận thức toàn dân trong vấn đề nghiêm trọng này.
Các biện pháp đưa ra nhằm giảm lượng rác thải nhựa
Bạn nghĩ sao khi biết được chiếc túi nilon, chiếc ống hút, cốc nhựa chúng ta chỉ sử dụng 1 lần trong ít phút, thậm chí trong vài giây sẽ mất tới cả trăm nghìn năm để phân hủy? Không phải một vấn đề xa vời, điều này ảnh hưởng trực tiếp và thực sự tác động cực xấu tới môi trường sống của mỗi chúng ta về nhiều mặt.
Bởi thế mỗi người có thể nâng cao ý thức giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng những sản phẩm sinh học với thời gian phân hủy nhanh chóng (sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên). Hiện nay những sản phẩm này đã được bày bán nhiều trên thị trường, mặc dù không quá tràn lan phổ biến như đồ dùng bằng nhựa nhưng nếu như để ý thì chúng ta luôn luôn tìm được phương cách phù hợp nhằm bảo vệ môi trường.
Không những tự mình thực hiện việc hạn chế, tiến tới từ chối hoàn toàn việc sử dụng đồ nhựa một lần. Bạn cũng có thể tuyên truyền thông tin đến mọi người xung quanh, lan tỏa những hành vi tốt đẹp để góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa trong tương lai.
Kết luận
Rác thải nhựa thực sự là một vấn đề toàn cầu, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc nhận thức đúng và áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng rác nhựa trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, du lịch giải trí… hàng ngày. Từ những hành động tưởng chừng nhỏ bé của mỗi người sẽ góp phần tạo dựng một thói quen, nếp sống mới văn minh, hướng tới thế giới sạch đẹp, đẩy lùi tình trạng rác thải từ nhựa.