Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Người dân chưa được cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch mà vẫn phải sử dụng nguồn nước thay thế không đảm bảo từ nước ngầm, nước mưa, thậm chí từ ao, hồ, mương, rạch, sông, suối.
Ô nhiễm môi trường nước định nghĩa như thế nào?
Ô nhiễm môi trường nước (tên tiếng Anh là Water pollution) được dùng để chỉ các hiện tượng nguồn nước (bao gồm nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi về chất lượng và thành phần theo một chiều hướng xấu đi, trong nước chứa các chất độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người, môi trường sống cũng như hệ sinh vật.
Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước thường dễ nhận biết nhất là nước có màu lạ (màu đen, màu vàng, màu đỏ,…), mùi lạ ( mùi thối nồng nặc,, mùi tanh hôi, mùi thum thủm,…) và xuất hiện nhiều váng, nổi bọt khí, đồng thời nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại nước ta?
Ngày nay, để đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống con người, ngành công nghiệp, công nghệ phát triển ngày một mạnh, trên phạm vi rộng lớn. Nhưng đồng thời, điều này cũng đem theo hệ lụy có thể hủy hoại hệ sinh thái, môi trường sống của chúng ta và các sinh vật một cách đáng báo động.
Tại Việt Nam, dựa trên kết quả của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho thấy có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch. Người dân phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo từ nước mưa, nước máy lọc chưa hay nước giếng khoan.
Tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 1.000m3 rác và gần 400.000m3 bẩn được đào thải ra ngoài môi trường nhưng chỉ có chưa tới 10% trong số đó được xử lý đúng quy định. Nước thải của Hà Nội đổ ra các sông ngòi, kênh rạch như: Sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Đà hay hồ Linh Đàm,… Điều đáng chú ý con sông Tô Lịch trước đây từng được xem là “Long Mạch của Thủ đô” nhưng nay đang bị ô nhiễm rất cao.
Đối với cụm công nghiệp Thanh Lương (Hồ Chí Minh), mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước bẩn từ các nhà máy nhuộm, máy giấy,hay bột giặt….thải ra bên ngoài. Đặc biệt, kênh Tàu Hủ là nơi tập trung lượng nước, rác thải của các quận thành phố đổ về. Người dân sống tại đây luôn phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên mỗi ngày. Ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sức khỏe của người dân quanh khu vực này.
Ô nhiễm môi trường nước do các yếu tố nào gây ra?
Có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới môi trường nước nhưng hiện nay, chúng được chia làm hai loại chính là: Ô nhiễm môi trường nước do tự nhiên và do nhân tạo.
Do yếu tố tự nhiên gây ra
Ô nhiễm tự nhiên có thể biết đến do các thiên tai như việc tuyết tan, lũ lụt, gió bão… làm ô nhiễm cục bộ người nước sạch. Ngoài ra còn do các hoạt động sống của động-thực vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và các sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ tạo thành chất hữu cơ và ngấm vào lòng đất, mạch nước ngầm. Điều này sẽ làm ô nhiễm các mạch nước ngầm rồi dần dần lan ra sông, suối, ao, hồ, biển…
Những nguyên nhân chính, chủ yếu làm tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề đến vậy là do các tác nhân nhân tạo.
Do yếu tố nhân tạo gây ra
Có 4 nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước do yếu tố nhân tạo gây ra là: nước thải sinh hoạt, nước công nghiệp, y tế và nông nghiệp.
Ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ các khu công nghiệp và nhà máy
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hòa diễn ra nhanh tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nước sạch. Khi hoạt động, các nhà máy sẽ có lượng chất thải công nghiệp lớn, không có thành phần cố định, phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất.
Các chất gây hại chính có thể nhắc đến SS, COD, BOD5. Khi thải ra, các chất thải này sẽ chảy ra sông, suối, biển. Khi không được xử lý đúng quy trình, chúng sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Con người hoặc các sinh vật sống sử dụng nguồn nước này sẽ có tác động xấu đến sức khỏe.
Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt hàng ngày
Nước thải sinh hoạt hàng ngày thậm chí là cả rác thải ở các khu đô thị, thành phố lớn không có hệ thống xử lý tập trung, trực tiếp thải ra sông, suối, ao, hồ là nguyên nhân lớn dẫn tới ô nhiễm môi trường nước. Trong nguồn nước thải này có chứa chất gây ô nhiễm như: K+, CL-,Na+, PO43,…..
Ô nhiễm nguồn nước do tác động của đô thị hóa
Công nghiệp hoá và đô thị hóa đang phát triển khá nhanh đi đôi với sự gia tăng dân số làm ảnh hưởng nặng nề đến tài nguyên nước của chúng ta. Môi trường nước ở các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng bởi khí thải, nước thải và chất thải rắn. Ngoài ra các sự cố tràn dầu trên biển cũng làm cho cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
Ô nhiễm do nước sản xuất nông nghiệp
Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt của người dân cũng tác động làm ô nhiễm môi trường nước khi thức ăn thừa, phân chăn nuôi chưa được xử lý mà lại đem thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho cây trồng làm các chất độc hại này ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề.
Ô nhiễm do nguồn nước thải y tế từ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh
Nước thải y tế từ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh hay các cơ sở rửa thực phẩm…. luôn mang theo mầm bệnh, vi rút. Khi chưa được xử lý mà cho ra trực tiếp môi trường sống sẽ khiến các vi rút này lây lan nhanh ra, gây ra bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người con người.
Hậu quả to lớn của ô nhiễm môi trường nước gây ra
Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp tới cuộc sống, sức khỏe của con người, sinh vật sống mà ảnh hưởng tới nền kinh tế ngày càng sụt giảm.
Hậu quả chất lượng sống con người
Sử dụng các nguồn nước không đảm bảo, bị ô nhiễm lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các mầm bệnh về dịch tả, đường ruột, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn chúng còn khiến ta bị ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh,….Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ cũng như năng suất làm việc.
Hậu quả đối với động-thực vật
Ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng tới nguồn sống của các sinh vật, đặc biệt là các sinh vật sống dưới nước dễ bị chết dần. Các chất bẩn tồn tại trong nước khiến cho động – thực chết dần, làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái. Trên các con sông, ao hồ hiện tượng tôm, cá chết trắng nổi lềnh phềnh. Cây cối ngày càng còi cọc, không phát triển được. Việc ăn phải các loài động vật trong nguồn nước ô nhiễm cũng có tác động đến sức khỏe của con người
Ảnh hưởng tới nền kinh tế
Khi sức khỏe, năng suất làm việc của người lao động giảm sút do tác động của ô nhiễm môi trường nước sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế. Việc nguồn nước đen kịt, bốc mùi hôi thối khiến cho các du khách nước ngoài cảm thấy khó chịu khi du lịch tại Việt Nam và tác động đến dịch vụ du lịch của nước ta.
Biện pháp khắc phục cải thiện chất lượng môi trường nước
Để khắc phục thì mỗi người dân chúng ta cần phải chung tay, đồng lòng góp sức để bảo vệ môi trường sống.
Xử lý rác thải kỹ lưỡng trước khi thải ra môi trường
- Các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp cần trang bị cho mình những trang thiết bị xử lý chất thải đạt chuẩn để xử lý chất thải đúng quy định trước khi đổ môi trường. Kiểm tra thường xuyên và bảo hành hệ thống xử lý chất thải định kỳ.
- Đối với các hộ gia đình cũng cần xử lý chất thải đúng cách, phân loại rác thải, hạn chế đổ trực tiếp ra môi trường sống khiến các chất độc hại ngấm vào đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
- Không vứt rác thải bừa bãi xuống các nguồn nước như ao, sông, suối, kênh, rạch, mương máng.
- Không thải dầu máy, hóa chất, thuốc trừ sâu dạng lỏng vào cống sinh hoạt.
Sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn nước sạch
Rất nhiều nơi không tiếp cận được với nguồn nước sạch do khan hiếm nước. Vì vậy. chúng ta hãy thật tiết kiệm khi sử dụng nước, tránh gây lãng phí để tình trạng thiếu nước sạch không xảy ra trên diện rộng. Người dân nên tắt hết vòi nước khi không dùng, dùng nước mưa để tưới cây, rửa xe,….
Hướng đến nền nông nghiệp xanh
Cần quy hoạch, đẩy mạnh nền nông nghiệp xanh, tránh sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và phân bón. Nên dùng các phân bón sinh học, tự ủ phân để hạn chế các chất hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước.
Nâng cao ý thức cộng đồng
Tuyên truyền mạnh mẽ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, xí nghiệp để đảm bảo chất lượng nước thải trước khi cho ra môi trường.
- Cần đưa ra chế tài xử lý nghiêm các trường hợp nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải hoặc chưa đạt chuẩn .
- Cải tiến, nâng cao công suất hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước.
- Khuyến khích nông dân xây các hầm chứa, hầm biogas, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, đặc biệt là các hóa chất cấm.
- Xây dựng các điểm thu gom, phân loại rác, tránh xả rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
- Tuyên truyền, vận động mọi người thu gom rác thải đúng cách.
Kết luận
Ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đời sống cũng như tác động to lớn đối với nền kinh tế. Vì vậy, mỗi chúng ta hay nâng cao trách nhiệm bản thân, góp phần bảo vệ, giữ gìn nguồn nước luôn được trong sạch.