Núi lửa phun trào ảnh hưởng tới Trái Đất như thế nào?

Mỗi ngày trên trái đất có 10-20 ngọn núi lửa phun trào. Núi lửa do nhiều bộ phận tạo nên: miệng núi lửa, cổ họng núi lửa, lỗ thoát, nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng và ống dẫn. Khi phun trào núi lửa sẽ phun ra khói, dòng dung nham và lớp tro bụi.

Hiện tượng núi lửa phun trào là gì?

Bên cạnh động đất, sóng thần, núi lửa được xem là “thảm họa” thiên nhiên gây ra nhiều ảnh hưởng với con người. Núi lửa xuất hiện ở những ngọn núi có miệng ở đỉnh. Trải qua thời gian dài, áp suất và nhiệt độ cao làm cho các chất khoáng trong lòng đất bị nóng chảy và phun trào ra ngoài. Chất khoáng nóng chảy bị đẩy ra ngoài được gọi là dung nham, có nhiệt độ 700*C – 1200*C ở dạng lỏng.

Núi lửa phun trào là hiện tượng Magma nằm sâu dưới lòng đất thông qua các vết nứt lục địa tuôn trào ra bên ngoài. Magma là các loại đất đá do tác động của nhiệt độ cao dưới lòng đất sâu mà bị nóng chảy.

Núi lửa phun trào là một thảm họa của thiên nhiên
Núi lửa phun trào là một thảm họa của thiên nhiên

Dấu hiệu núi lửa sắp phun trào

Không chỉ trên Trái Đất mà ở các hành tinh khác cũng có sự hoạt động của núi lửa. Mặc dù tìm ra nguyên nhân núi lửa phun trào, tuy nhiên để dự đoán và cảnh báo hiện tượng này rất khó. Sử dụng công nghệ vẫn còn hạn chế nên các nhà khoa học thường phán đoán thông qua quan sát gián tiếp.

  • Quan sát các hoạt động địa chấn (rung chấn và động đất) xung quanh khu vực có núi lửa đang hoạt động.
  • Sử dụng quang phổ kế để phân tích khí ra thoát ra khỏi Magma
  • Nghiên cứu các cuộc phun trào trước để tìm ra “thói quen” trước khi phun trào của núi lửa.

Ngoài ra, các nhà khoa học sử dụng công nghệ GPS để tính toán độ phồng của nền đất trên núi lửa. Dùng phương pháp chụp ảnh nhiệt để phát hiện các điểm nóng trong lòng đất. Hay dùng tia Laser để theo dõi tác động Magma tăng lên theo hình ngọn núi. Dù vậy đôi khi các dự đoán này cũng chưa hoàn toàn chính xác.

Rất khó để phán đoán thời điểm núi lửa phun trào
Rất khó để phán đoán thời điểm núi lửa phun trào

Nguyên nhân dẫn đến hạn hán là gì? 

Hạn hạn là hiện tượng một hoặc nhiều khu vực trải qua sự thiếu nước trong thời gian dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Hạn hán có ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra thiệt hại cho cả con người, động thực vật và nền kinh tế.

Hạn hán bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và ngày càng nghiêm trọng

  • Nguyên nhân khách quan. Do khí hậu thất thường, lượng mưa ít. Mưa không đáng kể tạo nên các vùng bán khô hạn hoặc khô hạn.
  • Nguyên nhân chủ quan. Tình trạng phá rừng bừa bãi ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Việc trồng cây và sử dụng nước lãng phí không hợp lý dẫn đến cạn kiệt.

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào hạn hán cũng gây ra nhiều hệ lụy như hủy hoại các loài động thực vật. Chất lượng không khí bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ xói mòn đất, cháy rừng diễn ra thường xuyên. Đặc biệt có thể dẫn tới đói nghèo, thậm chí chiến tranh do xung đột nguồn nước.

Núi lửa tạo ra dòng dung nham nóng đỏ khổng lồ
Núi lửa tạo ra dòng dung nham nóng đỏ khổng lồ

Núi lửa phun trào có mang lại lợi ích không?

Mặc dù được coi là một “thảm họa’ thiên nhiên. Tuy vậy núi lửa phun trào  cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Phát triển du lịch

Suối nước nóng xung quanh khu vực núi lửa hoạt động là điểm đến thu hút khách du lịch hàng đầu hiện nay. Một số nơi trên thế giới, các ngọn núi lửa đang hoạt động thu hút hàng triệu khách đến thăm quan và trải nghiệm. Tới đây bạn có thể tận mắt chứng kiến dòng dung nham đỏ rực sôi lên mạnh mẽ. Cùng các khối tro bụi nóng đỏ lửa bắn lên bầu trời.

Bên cạnh đó, các lỗ thông khí thiên nhiên và các hồ bùn khoáng cũng là điểm đến được nhiều khách ưa thích.

Tạo mỏ khoáng sản phong phú

Ngoài đất đá, khoáng sản là thành phần chủ yếu của Magma. Ở mỗi nơi trên thế giới Magma chứa các thành phần khác nhau. Vàng, bạc, đồng, đá quý thậm chí kim cương có thể tìm thấy trong đá của núi lửa sau khi núi lửa phun trào. Nhiều hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra sau khi núi lửa ngừng hoạt động và tắt hẳn. Quy mô có thể lớn hoặc nhỏ nhưng rất sôi động.

Nguồn năng lượng địa nhiệt

Ở những địa phương sống gần khu vực núi lửa đang hoạt động người dân thường tận dụng hơi nóng ở miệng núi. Hơi nóng này sẽ dùng để chạy các tuabin tạo ra điện năng hoặc chạy máy nước nóng.

Ngoài ra, người ta có thể khoan một vài lỗ thông khí vào trong lòng các khối đá nóng, sau đó bơm nước lạnh vào một hố khác. Quá trình này giúp hơi nóng từ hố lân cận gặp lạnh đó sẽ bay lên.

Đất đai màu mỡ, tơi xốp

Với lượng khoáng chất thiên nhiên lớn trong đá núi lửa phun trào. Trải qua thời gian dưới tác động của môi trường và thời tiết…chúng sẽ tạo thành những nền đất màu mỡ, trù phú. Tuy nhiên quá trình này thường kéo dài qua hàng nghìn năm.

Núi lửa là điểm đến du lịch yêu thích của nhiều du khách
Núi lửa là điểm đến du lịch yêu thích của nhiều du khách

Núi lửa phun trào có mang lại tác hại không?

Ngoài những lợi ích kể trên, khi phun trào núi lửa cũng để lại nhiều tác hại xấu, mà đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là con người và môi trường.

Ảnh hưởng với con người

Khi phun trào núi lửa, dòng dung nham có thể hủy hoại toàn bộ các vật thể sống nó tràn qua. Với khối lượng lớn, nó làm hủy hoại, phủ lấp hoàn toàn các tài sản do con người tạo ra như nhà cửa, hệ thống giao thông, thủy lợi. Việc quan trọng nhất lúc này di chuyển đến nơi khác an toàn để bảo toàn tính mạng.

Ảnh hưởng tới môi trường

Khi phun trào, núi lửa sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nó có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, không khí do số lượng tro bụi sinh được sinh ra là rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ hô hấp của con người.

Ảnh hưởng xấu đến tầng ozon và khí hậu. Lượng khí khi núi lửa phun trào giàu lưu huỳnh, khi tích tụ lên bầu khí quyển với một lượng đủ chúng sẽ phá vỡ tầng ozon và bình lưu. Bên cạnh đó hơi nóng bốc khi phun trào sẽ ngưng tụ  dẫn đến mưa lớn nguy cơ gây ra lũ lụt.

Các núi lửa dưới đáy biển và xung quanh biển khi hoạt động có thể gây nên sóng thần. Những cột sóng cao khủng khiếp sẽ tràn vào đất liền ven biển, để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Núi lửa hoạt động và phun trào cũng làm biến đổi hệ sinh thái, gây ra cháy rừng, xói mòn, sạt lở đất. 

Phun trào núi lửa tác động xấu đến môi trường
Phun trào núi lửa tác động xấu đến môi trường

Có thể bạn quan tâm: 

Các vụ núi lửa phun trào quy mô lớn trên thế giới

Có rất nhiều sự kiện phun trào núi lửa trên thế giới, được coi là thảm họa thiên nhiên bậc nhất với con người. Trong đó kể đến 5 cái tên đã để lại sức công phá vô cùng mãnh liệt.

Núi lửa Tambora (1815) – Indonesia

Khi nó phun trào tương đương với sức nổ của 800 tấn thuốc nổ TNT. Với độ cao 2772m so với mực nước biển, Tambora đã cướp đi sinh mạng hơn 10,000 người bởi dòng dung nham đó.

Sau thảm họa, môi trường bị phá hủy nghiêm trọng, mùa màng hoang tàn, số người chết vì thiếu lương thực thời điểm đó ước tính 82,000 người.

Không chỉ thế nó gây ra cho cả Châu Âu một mùa đông lạnh chưa từng có. Giữa tháng 8 mùa hè dòng sông Pennsylvania đóng băng. Nguyên nhân do cột khói của Tambora tạo ra bay vào tầng khí quyển. Phản xạ ánh sáng mặt trời từ Trái Đất tăng lên, không cung cấp đủ nhiệt.

Thảm kịch Krakatoa (1883) – Thái Bình Dương

Với sức mạnh gấp 13,000 bom nguyên tử, thảm kịch núi lửa phun trào Krakatoa đã cướp đi sinh mạng của 36,000 người. Trong đó có vài trăm người sống ở thị trấn gần đó, số còn lại ảnh hưởng của trận siêu sóng thần mà Krakatoa gây ra,

Sau khi phùn trào, đẩy lượng dung nham lớn vào không trung, lòng núi lửa ngay lập tức trở nên trống rỗng. Không còn gì bên trong chống đỡ, nó sụp xuống 250m so với mực nước biển. Hòn đảo này nhanh chóng chìm xuống đáy đại dương.

Điều kì diệu xảy ra, năm 1927, một hòn đảo mới mọc lên tại vị trí hòn đảo Krakatoa cũ. Anak Krakatoa hay con của Krakatoa. Ngày nay núi lửa này vẫn hoạt động và phun dung nham vào không khí.

Laki phun khí độc (1783)

Phun nham thạch và khí độc suốt 8 tháng ròng rã, con số thương vong và thiệt hại sau trận núi lửa Laki phun trào gần như không thể tính được. Ở Băng Đảo nơi núi lửa phun trào có tới 10,000 chết vì bệnh và đói, 60% gia súc không qua khỏi. Do Laki phun ra chất Sulphur Dioxide, tạo nên những cơn mưa axit phá hủy cây cối hoa màu. Hơn thế nữa, khí Sulphur được tạo ra còn ảnh hưởng đến cả Châu Âu, Alaska với mùa đông lạnh giá.

Núi lửa phun trào Pelée (1902) – Caribe

Tháng 5/1902 núi Pelée phun trào dữ dội. Hậu quả, 30.000 người sống tại thành phố cảng St. Pierre không qua khỏi. Dù trước đó có những cảnh báo cho thấy nó sắp phun trào như tia chớp, bụi và hơi nước. Song chúng đều bị phớt lờ. Thành phố St. Pierre bị nó hủy diệt, sau đó Pelée ngủ yên trong vài tháng. Nhưng không lâu sau đó nhà địa chất phát hiện từ đáy miệng núi lửa xuất hiện hồ dung nham ngầm đang dâng lên độ cao 300m.

Núi Ruiz (1985) – Colombia

Dù đã xảy ra cách đây gần nửa thế kỷ, tuy nhiên hậu quả nó để lại vô cùng đáng sợ. Núi lửa đã phá hủy hoàn toàn thành phố Amero. Điều đáng nói, sức mạnh của Ruiz không nằm ở sự phun trào mà ở dòng chảy của dung nham. Với tốc độ đạt ngưỡng 480km/h. Chỉ thành phố chỉ mất 15p để nhấn chìm.

Vốn dĩ Ruiz không ảnh hưởng đến thị trấn. Tuy nhiên do nhiệt độ tăng cao, các khối băng tan chảy tạo nên một mớ hỗn độn gồm đất, đá, tro bụi ào ạt tràn xuống.

Năm đó ở Armero, dòng chảy núi lửa đã cướp đi mạng sống  20.000 người trong tổng số 29.000 dân của thị trấn. Dù đã có cảnh báo bùn lũ trước đó có thể xảy ra, nhưng người dân lại không di tản.

Kết luận 

Ngay nay trên Trái Đất có hàng nghìn các miệng núi lửa vẫn đang âm thầm hoạt động. Núi lửa phun trào bất cứ khi nào mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ, gần như các đợt phun trào không còn để lại ảnh hưởng nặng nề về con người.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất