Nguyệt thực – Những lý giải về chi tiết nhất về hiện tượng

Nguyệt thực đối với những người có niềm đam mê khám phá về thiên văn học chắc chắn là hiện tượng không mấy xa lạ. Nhiều người rất thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các hiện tượng “kỳ bí, huyền ảo, ma mị” và đầy hấp dẫn này. Và để hiểu được toàn bộ những nội dung có liên quan đến hiện tượng như phân loại, tần suất xảy ra, … bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức bổ ích đó.

Sơ lược về hiện tượng thiên văn nguyệt thực

Điều đầu tiên mà các bạn nên hiểu được về hiện tượng là Mặt Trăng khi ở tình trạng sẽ không có màu sắc, ánh sáng giống như Mặt Trăng ở những ngày thông thường. Bởi ánh sáng mà Mặt Trăng có được lúc này chỉ là ánh sáng của Mặt Trời chiếu trực tiếp vào. 

Nguyệt thực thường xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt  Trời nằm xấp xỉ chung tại một đường thẳng hoặc thẳng hàng với nhau. Lúc ba thiên thể này nằm xấp xỉ trên một đường thẳng thì Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng mà Mặt Trời chiếu vào, ở khoảnh khắc này, hiện tượng sẽ xảy ra. 

Thêm vào đó, hiện tượng thiên văn này còn phụ thuộc vào vị trí Mặt Trăng so với các nút quỹ đạo mà nó nằm gần. Ngoài ra, một phần ánh sáng của Mặt Trời mới chiếu rọi vào Trái Đất có có nhiều sự chênh lệch về kích thước lớn nhỏ khác nhau, do đó, vào các ngày trăng tròn như 14, 15, 16, Mặt Trăng chỉ đi qua một vào vùng tối thuộc bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực được hiểu như thế nào?
Nguyệt thực được hiểu như thế nào?

Nguyệt thực được phân loại thành bao nhiêu kiểu?

Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, nguyệt thực sẽ bao gồm nhiều kiểu khác nhau. Vậy các kiểu của hiện tượng là gì? Có tất cả bao nhiêu kiểu? Và không để bạn đọc phải đợi lâu, các phân loại sẽ được phân tích ngay lập tức.

Kiểu thứ nhất – Nguyệt thực toàn phần

Thời điểm mà Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm tại một đường thẳng. Lúc này, Mặt Trăng sẽ bắt đầu tiến vào Trái Đất ngay tại vùng bóng tối. Ngay tại đây, ánh trăng bắt đầu chuyển màu, mờ dần so với màu sắc ban đầu. Màu sắc của ánh trăng lúc thành sẽ dần biến thành màu cam sẫm hoặc màu đỏ đồng. 

Những tia sáng  Mặt Trời trước thời điểm đến được Mặt Trăng đã chiếu vào Trái Đất ngay tại điểm chóp bóng và ánh sáng đó bị khí quyển của Trái Đất Khúc xạ. Đó chính là thời điểm mà nguyệt thực toàn phần diễn ra. Khi hiện tượng này diễn ra, chỉ có các tia sóng dài được xuyên qua và các tia sóng ngắn hoàn toàn bị cản lại, các tia sóng dài là màu đỏ và màu cam.

Và những lý do này mà thời điểm con người được chiêm ngưỡng hiện tượng sẽ thấy được một màu đỏ khá nhạt. Ở nguyệt thực toàn phần, thời gian diễn ra tối đa thường là 104 phút. Phân loại hiện tượng này còn được nhiều người gọi là trăng máu. Đây có thể là hiện tượng được nhiều người trông mong nhất bởi độ đặc sắc mà nó đem đến.

Hiện tượng “trăng máu” kỳ bí
Hiện tượng “trăng máu” kỳ bí

Kiểu thứ hai – Nguyệt thực một phần

Phân loại thứ hai của hiện tượng này chính là nguyệt thực một phần. Hiện tượng này được xuất hiện khi ba thiên thể là Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm trên một đường gần thẳng, các bạn nên lưu ý là nằm trên đường gần thẳng chứ không phải thẳng hàng. 

Ở thời điểm này, một phần của Mặt Trăng sẽ bị che khuất, ánh trăng cũng bắt đầu mờ dần. Con người chỉ có thể thấy được bóng của Trái Đất đang che khuất một phần của Mặt Trăng, bóng của Trái Đất lúc này sẽ có màu đỏ sẫm hoặc màu đen.

Thông thường trước khi hiện tượng trăng máu xảy ra thì nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện. Do đó, người xem thường có thể chiêm ngưỡng hai hiện tượng thiên văn hấp dẫn này trong khoảng thời gian gần nhau.

Kiểu thứ ba – Nguyệt thực nửa tối

Đây là phân loại cuối cùng trong nguyệt thực. Hiện tượng nửa tối này sẽ diễn ra khi Mặt Trăng tiến vào Trái Đất qua vùng nửa tối khiến ánh sáng của Mặt Trăng bị mờ và dần tối hơn. 

Hiện này sẽ không dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt bình thường bởi độ chói của Mặt Trời đã được giảm đến mức khó nhận ra. Con người chỉ có thể xem được hiện tượng nửa tối thông qua kính thiên văn, một loại thiết bị đặc thù để quan sát các điểm xa xăm ở vũ trụ bao la, rộng lớn, khó có thể nhìn được bằng mắt thường.

Hiện tượng nửa tối tại Mặt Trăng
Hiện tượng nửa tối tại Mặt Trăng

Yếu tố tâm linh có liên quan đến hiện tượng hay không?

Liệu rằng nguyệt thực và yếu tố tâm linh có mối liên hệ nào với nhau hay không? Chắc chắn đây chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến hiện tượng này đặt ra nhiều nhất. Và để chứng thực cho câu trả lời là có liên quan hay không liên quan, mời các bạn hãy tiếp tục đọc bài viết bài viết này nhé.

Nguyệt thực có ảnh hưởng đến thiên nhiên, đời sống không?

Không chỉ người xưa và ngay cả những người sống trong đời sống hiện đại này vẫn thường xuyên cho rằng nguyệt thực thần bí xảy ra sẽ có ảnh hưởng rõ ràng đến những thay đổi trong cuộc sống, trong thiên nhiên. Và thông qua sự lý giải đến từ các nhà khoa học trong nước và thế giới, hiện tượng này không hề có ảnh hưởng gì đến đời sống, đến thiên nhiên như lời đồn từ xưa đến nay. Đây đơn thuần chỉ là hiện tượng thiên nhiên.

Thêm vào đó, ông Nguyễn Phúc Giác Hải- một nhà chuyên gia trong phương diện tâm linh, thiên văn đã đưa ra khẳng định chắc nịch về hiện tượng này. Suy nghĩ nguyệt thực có ảnh hưởng đến cuộc sống, đến thiên nhiên hoàn toàn là mê tín. Các sự kiện suy tàn của triều đại hay các thiên tai bão lũ, bệnh tật, … đều là những trùng hợp ngẫu nhiên và được nhiều người suy đoán, khuếch đại thành hiện tượng tâm linh.

Nguyệt thực có liên quan gì đến tâm linh hay không?
Nguyệt thực có liên quan gì đến tâm linh hay không?

Tại sao ngày rằm thường xảy ra nguyệt thực?

Nhiều người cho rằng nếu như hiện tượng này và các sự kiện xảy ra là ngẫu nhiên, là trùng hợp. Vậy lý do gì khiến nguyệt thực thường xuyên xảy ra tại các ngày rằm? Theo góc độ khoa học mà nói, điều kiện để xuất hiện hiện tượng kỳ bí này bắt buộc phải gần hoặc đúng ngày rằm. 

Với tư tưởng của người phương Đông, ngày rằm là ngày mà người người, nhà nhà đều đi cúng bái, viếng miếu, chùa. Vì vậy, hiện tượng diễn ra tại thời điểm này sẽ khiến sự kỳ bí, linh thiêng càng được nhiều người chắc chắn và tin tưởng. Thực chất hiện tượng kỳ thú này không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống, hay năng suất mùa vụ. 

Hiện tượng tự nhiên nguyệt thực này mỗi năm thường xuất hiện ít nhất hai lần, chưa kể hiện tượng nửa tối không thể dùng mắt thường để quan sát được. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nhà thiên văn học hầu như có thể suy đoán được tần suất và thời gian xuất hiện của bí ẩn thiên nhiên kỳ thú này.

Nguyệt thực và thần thoại trên toàn thế giới là gì? 

Trên toàn thế giới hiện nay có vô số các câu chuyện thần thoại về nguyệt thực khác nhau. Sau đây, bài viết sẽ liệt kê một vài mẩu chuyện nổi bật được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm hiểu nhất hiện nay.

Thần thoại nguyệt thực – Tiếng hú trên Mặt Trăng

Tộc người Inca sống tại miền Nam của Châu Mỹ cho rằng nguyệt thực là một hiện tượng không đem đến sự tốt lành. Và tại truyền thuyết này, một chú báo đốm đã xuất hiện và biến Mặt Trăng thành bữa ăn của mình. Màu đỏ máu của Mặt Trăng cũng xuất hiện từ đó.

Người Inca cho rằng, chó đốm sau khi ăn Mặt Trăng sẽ tiếp tục ăn toàn bộ con người có trên mặt đất. Và để ngăn cản việc này, tất cả con người sống trên mặt đất lúc bấy giờ phải dùng nhiều dụng cụ để đánh đuổi những con chó xung quanh và gây ra nhiều tiếng ồn ào, ầm ĩ.

Câu chuyện thần thoại về hiện tượng thiên văn ly kỳ
Câu chuyện thần thoại về hiện tượng thiên văn ly kỳ

Thần thoại nguyệt thực – Vị vua thay thế

Ở câu chuyện này, con dân của vùng Lưỡng Hà cổ đại cho rằng hiện tượng này chính là cuộc chiến đẫm máu tại Mặt Trăng. Và những kẻ đã tấn công đó chính là bảy con quỷ vô cùng hung dữ và tàn độc. Cư dân cũng cho rằng, cuộc chiến này diễn ra với chủ đích chính là vị vua đang cai trị vùng đất Lưỡng Hà cổ đại. 

Họ cũng cho rằng, dự đoán các lần hiện tượng nguyệt thực xảy ra là hoàn toàn có thể. Vì vậy, mỗi khi dự đoán, họ sẽ chọn một nhà vua với chức năng thế thân để chịu đựng toàn bộ các tổn thương của trận chiến này. Và tại câu chuyện, những nhà vua thay thế dường như đều phải chết. Trước đó, những người thay thế vẫn được đối xử như nhà vua thực thụ và nhà vua sẽ được đối xử như thường dân.

Thần thoại chữa lành vết thương cho Mặt Trăng

Những người dân thuộc bộ lạc Luiseño tại Nam California cho rằng hiện tượng thần bí này chính là dấu hiệu cho sự tổn thương, đau ốm của Mặt Trăng. Và để có thể chữa lành những vết thương đó, người dân trong bộ lạc bắt buộc phải hát thánh ca, thực hiện nghi lễ cầu nguyện để Mặt Trăng có thể được chữa lành. 

Thêm vào đó, thần thoại này còn cho biết hiện tượng nguyệt thực sẽ kết thúc hoàn toàn khi vợ của Mặt Trăng bảo vệ và thu thập máu sau đó tiến hành chăm sóc Mặt Trăng đến lúc hết bệnh, khỏe mạnh như thông thường. Đây là thần thoại được cho liên quan nhất trong câu chuyện về mặt trăng tối. 

Con người và những ảnh hưởng của hiện tượng 

Nguyệt thực tuy không có liên quan gì đến các yếu tố tâm linh nhưng các ảnh hưởng mà khoa học đã chứng minh có mối quan hệ nhất định với thiên nhiên, với con người. Cụ thể, thủy triều sẽ mạnh và dâng cao hơn khi hiện tượng này xảy ra do các lực hấp dẫn được sinh ra do địa chất bị dao động.

Thêm vào đó, khi nguyệt thực xảy ra, lượng melatonin và hormone của chu kỳ thức và ngủ sẽ bị thay đổi. Con người thường sẽ mất ngủ, khó đi sâu vào giấc trong những ngày có hiện tượng này xảy ra, qua đó, thần kinh của họ cũng bị ức chế phần nào. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà hiện tượng thiên văn này gây nên cũng không gây tác hại quá lớn đối với sức khỏe và sự sống của con người.

Kết luận

Nguyệt thực và toàn bộ những thông tin có liên quan đến hiện tượng này đều đã được lý giải thông qua bài viết. Hơn nữa, những câu chuyện thần thoại cực kỳ thú vị và cuốn hút cũng được bài viết này đề cập để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất