Lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước dùng để sinh hoạt lại rất ít, chỉ chiếm 3% nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng mà nguyên nhân chính là do ý thức của con người trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý đã đổ thẳng ra ngoài môi trường khiến việc khan hiếm nguồn nước ngọt đã và đang gây ra hậu quả ô nhiễm nguồn nước vô cùng nghiêm trọng.
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng như thế nào?
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy… ngày càng gia tăng. Người dân sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn nước bẩn trong sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là bà con nuôi trồng thuỷ hải sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu như thế nào?
- Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam hiện nay thế nào?
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.
Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen…: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.
Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.
2. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và sinh vật dưới nước
- Nguồn nước ngầm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
- Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để ăn uống, vệ sinh và giặt giũ. Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh.
Có thể bạn quan tâm:
- Tầng ozon là gì? Vai trò và nguyên nhân suy giảm của nó
- Rác thải nhựa – Vấn đề ô nhiễm và biện pháp giảm thiểu đề ra
- Ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước: Việc nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đổ ra sông hồ hàng loạt như hiện nay thì ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ nuôi. Vì nước là môi trường sống của các loài thuỷ sản, khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Khi cá nhiễm độc từ nguồn nước ô nhiễm, nếu sử dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
3. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với thực vật
Việc sử dụng quá nhiều thuốc hoá học, phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp dần dần làm nguồn nước ô nhiễm trầm trọng, dẫn tới tình trạng cây trồng không thể phát triển, thậm chí chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế đối với người dân.
4. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương hiện đang là một trong vấn đề đáng báo động. Do con người gây ra dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, viêm màng kết, ung thư,… ngày càng gia tăng.
5. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho nền kinh tế
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì gây nhiều tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm, để các chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.
Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước
Với chiến lược lâu dài là có thể cung cấp nguồn nước an toàn đã qua sử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại các hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng.
Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, công đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hợ đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm từ các doanh nghiệp lớn nhỏ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường nước.
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước là vô cùng nghiêm trọng nếu chúng ta không có biện pháp cạn thiệp. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự sống của chúng ta bằng các biện pháp thiết thực.