Dịch hạch căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến mức nào?

Nhắc đến căn bệnh dịch hạch khiến nhiều người phải khiếp sợ, đây là một căn bệnh truyền nhiễm, nếu bệnh này không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Căn bệnh này từng là một làn sóng đại dịch gây xôn xao dư luận của nhiều nước trên thế giới. Chính vì thế bạn nên trang bị những kiến thức cơ bản để phòng chống căn bệnh này. 

Khái quát về căn bệnh dịch hạch như thế nào?

Bệnh dịch hạch là một bệnh lý truyền nhiễm bởi con vi khuẩn Yersinia pestis phiên âm ra tiếng Việt có nghĩa là dịch hạch. Căn bệnh này được sinh ra bởi những con vi khuẩn gây bệnh từ loài động vật gặm nhấm như: thỏ, chuột… thông qua con vật trung gian là bọ chét đã bị nhiễm vi khuẩn. Từ đó sẽ lây lan sang người và dần dần sinh ra bệnh 

Theo như các chuyên gia đã chuẩn đoán có rất nhiều các biến thể của bệnh này bao gồm: thể hạch, thể phổi, thể não, thể bị nhiễm khuẩn huyết. Thể hạch là bệnh chiếm tỷ lệ đến 90% số người bị nhiễm nhiều nhất. Trong khoảng thời gian dịch hạch bùng phát mạnh nhất đó là khi thời tiết hanh khô đây là điều kiện thích hợp cho chuột và những con bọ chét sinh sôi nảy nở. 

Thế nhưng vẫn có một vài ghi nhận bệnh dịch hạch được phát tác trong các khoảng thời gian khác trong năm. Rất nhiều các quốc gia và các khu vực khác ở trên thế giới bị bệnh đang hoành hành. Có tới 2.845 trường hợp đã bị tử vong trong số đó có 38.310 trường hợp mắc bệnh đến từ 25 quốc gia khác nhau trên thế giới bắt đầu từ năm 1989 – 2003. 

Tại đất nước Việt Nam, mỗi năm có khoảng trên 10.000 trường hợp mắc bệnh bắt đầu từ năm 1960 – 1970. Những người đã bị sau khi đã lành bệnh thì người này có khả năng miễn dịch nhưng tình trạng miễn dịch chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm ít, điều này cũng không thể bảo vệ được người bệnh trước sự tấn công mạnh mẽ của con vi khuẩn với số lượng lớn.

Bệnh dịch hạch là một bệnh lý truyền nhiễm bởi con vi khuẩn
Bệnh dịch hạch là một bệnh lý truyền nhiễm bởi con vi khuẩn

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến căn bệnh dịch hạch

Có rất nhiều con đường lây lan của căn bệnh, vì đây là bệnh truyền nhiễm từ các con vi khuẩn gây ra nên chủ yếu lây qua những con động vật. Tham khảo một số nguyên nhân sau để có thể phòng tránh một cách đúng đắn.

Lây qua trung gian từ con bọ chét

Con đường dễ sinh ra bệnh dịch hạch nhất đó chính là lây qua đường trung gian bọ chét hoặc có thể lây qua đường máu khi không may con bọ chét cắn phải mình. Bọ chét sẽ hút máu của vật chủ mà nó đang trú ngụ, vi khuẩn gây ra dịch bệnh sẽ nhân lên trong dạ dày của bọ chét làm cho đường tiêu hóa bị tắc nghẽn.

Khi con người tiếp xúc với những con vật bị bọ chét nhiễm khuẩn cắn, vi khuẩn sẽ theo các vết đốt vào cơ thể của người và gây bệnh. Sự lan truyền bệnh dịch sang người chủ yếu là từ các loài động vật gặm nhấm như chuột, thỏ… Ở đất nước Nam Phi, lây lan trực tiếp từ người sang người vẫn xảy ra rất nhiều thông qua những con bọ chét Pulex irritans.

Lây trực tiếp qua người

Đây là một trường hợp khá hiếm vì không cần sự có mặt của con vật trung gian truyền bệnh như bọ chét, bệnh dịch hạch vẫn có thể lây lan từ vật chủ bị bệnh sang vật chủ lành. Chính vì thế khi thấy người bị nhiễm bệnh hay con vật nào đó nhiễm bệnh nên tránh xa và có các phương pháp phòng tránh thích hợp. 

Một số con đường có thể lây lan trực tiếp qua người như sau:

  • Hô hấp: nếu hít phải vi khuẩn bị nhiễm dịch hạch có tồn tại ở trong không khí do tiếp xúc với dịch hạch qua thể phổi hoặc vật chủ đã chết vì dịch hạch.
  • Tiêu hóa: vì vi khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi được đun sôi, nấu chín nên đây là đường lây truyền hiếm gặp nhất.
  • Da, niêm mạc: vi khuẩn của bệnh dịch hạch có thể xâm nhập trực tiếp qua làn da đã lành và các vết thương bị hở trên da.
Lây trực tiếp qua người
Lây trực tiếp qua người

Những cách thức lây nhiễm của căn bệnh dịch hạch

Nguồn lây truyền chủ yếu của căn bệnh là bắt nguồn từ các loài động vật gặm nhấm nhất là các loài chuột và bọ chét rồi từ đó sẽ lây truyền bệnh sang con người. Thời gian ủ bệnh dịch hạch là từ 1 – 7 ngày, và từ 1 – 4 ngày đối với những bệnh nhân thể phổi phát triển sẽ phát bệnh nhanh hơn.

Nhiễm bệnh từ vi khuẩn bọ chét

Các chuyên gia đã cho rằng đường lây truyền của dịch hạch qua những con bọ chét, đặc biệt là loài bọ chét có ở những con chuột Phương Đông tên gọi là Xenopsylla cheopis. Bọ chét sẽ hút máu của vật chủ mà nó đang ẩn náu, từ đó vi khuẩn Yersinia pestis trong người nó sẽ nhân đôi lên trong tiền dạ dày và làm tắc đường tiêu hóa của bọ chét. 

Sau đó khi bọ chét không may đốt người, vi khuẩn gây ra bệnh sẽ xâm nhập vào trong cơ thể con người qua những vết đốt, rồi sinh sôi ra bệnh. Bệnh còn có thể lây lan trực tiếp từ con người sang con người và thông qua bọ chét ký sinh trên người tên gọi là Pulex irritans.

Lây qua đường hô hấp khi thở 

Những bệnh nhân bị nhiễm dịch hạch ở thể phổi có thể sẽ bị lây truyền bệnh trực tiếp cho những người ở xung quanh qua tuyến nước bọt được bắn ra khi đang ho hoặc đang hắt hơi. Hoặc người bình thường hít phải vi khuẩn mang bệnh có ở trong không khí do vật chủ đã chết vì bệnh này.

Lây nhiễm qua đường niêm mạc da

Các con vi khuẩn bị nhiễm dịch hạch còn có thể xâm nhập vào trong cơ thể qua những làn da bị trầy xước, tổn thương. Đây là trường hợp bệnh phát triển khá là hiếm gặp. Nhưng các bạn cũng không nên chủ quan nếu như đang trong mùa dịch mà trong người lại có vết thương thì nên bịt kín chỗ bị thương tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập. 

Nhiễm qua đường tiêu hóa, đường ruột

Nếu như bạn là người bình thường ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn do chuột trực tiếp đưa mầm bệnh vào trong. Tuy nhiên, con đường lây truyền này rất hiếm gặp vì vi khuẩn nhiễm dịch hạch sẽ chết khi thức ăn được nấu chín ở độ nóng nhất định. Chính vì thế các bạn nên ăn chín nấu sôi để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm. 

Bệnh còn có thể lây lan trực tiếp từ con người sang con người
Bệnh còn có thể lây lan trực tiếp từ con người sang con người

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh dịch hạch 

Bệnh dịch hạch có thể dễ dàng nhận biết qua các thể bệnh bao gồm: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể về da. Đây là những thể cơ bản nhất để có thể biết mình bị nhiễm bệnh qua đường nào. 

Thể hạch phát bệnh nặng nhất 

Thể hạch là thể phát bệnh đột ngột, các triệu chứng và biểu hiện của thể hạch là cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và buồn nôn. Sau khi bị phát bệnh, thể hạch sẽ chuyển sang giai đoạn phát với triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và bị sưng hạch. Tùy vào tình trạng bệnh ở người mà kích thước hạch sẽ khác nhau, có thể to bằng một ngón tay cái, cũng có thể to bằng một quả trứng gà. Lúc đầu, hạch rất cứng và chắc, sau đó hạch mềm và hóa mủ.

Thể nhiễm trùng ở khuẩn huyết

Căn bệnh dịch hạch ở thể nhiễm khuẩn huyết là biểu hiện của tình trạng bị nhiễm trùng, nhiễm độc ngay khi hạch ngoại vi chưa viêm. Một số các triệu chứng lâm sàng của bệnh thể nhiễm khuẩn huyết là: sốt cao trên 40 độ, rối loạn đường hô hấp và đường tim mạch, bị tiêu chảy, xuất huyết da, niêm mạc các cơ quan, trong những trường hợp nặng bệnh nhân có thể mê sảng không biết gì. Thể nhiễm khuẩn huyết thường phát sau bệnh này và thể hạch để lâu không được điều trị.

Thể phổi lây truyền từ người 

Bệnh dịch hạch ở thể phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành, từ đó sẽ bùng phát thành một đại dịch lớn. Do đó, bệnh ở thể phổi được đánh giá là nguy hiểm. Một số dấu hiệu gặp ở người bệnh thể phổi là bị sốt, suy nhược cơ thể, viêm phổi tiến triển nhanh triệu chứng khó thở, đau ngực, ho. Bệnh thể phổi có thể phát triển thành suy hô hấp, có thể tử vong nhanh chóng.

Thể hạch là thể phát bệnh đột ngột
Thể hạch là thể phát bệnh đột ngột

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh dịch hạch

Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh dịch hạch sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Tử vong: Hầu hết những người được đưa đi điều trị kịp thời đều sẽ không bị tử vong sau khi nhiễm bệnh. Nhưng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao.
  • Hoại tử: Các cục máu đông lại trong các mao mạch ở các đốt ngón tay và ngón chân có thể làm tắc nghẽn lưu lượng máu và khiến cho mô tế bào chết đi. Các phần mô đã bị hoại tử có thể phải cắt bỏ.
  • Viêm màng não: Đây là biến chứng ít xảy ra nhưng cũng không được chủ quan, phải chữa trị nhanh chóng.  

Các phương pháp trị dứt điểm bệnh dịch hạch

Vì bệnh dịch hạch là một căn bệnh nguy hiểm cho nên các phương pháp phòng chống bệnh dịch hạch được đẩy mạnh. Hàng năm các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người nên dùng các biện pháp phòng bệnh bao gồm:

  • Đảm bảo về an toàn thực phẩm, đồ ăn và nước uống phải che đậy kín đáo và được nấu chín thức ăn trước khi ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phòng tránh chuột chui vào nhà làm tổ.
  • Thực hiện các biện pháp diệt những con vật có nguy cơ gây bệnh như: diệt chuột, bọ chét, phá hủy nơi chuột đang trú ngụ. Nhất là những địa phương có dịch hạch hay hoành hành hàng năm.
  • Không nên diệt chuột và bọ chét khi đang trong quá trình dịch bệnh ở chuột và ở người tái phát
  • Khi phát hiện người mang bệnh dịch hạch: Cần phải đảm bảo tránh tiếp xúc dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh hay qua vết thương hở trên da.
  • Vắc-xin phòng bệnh dịch hạch nên tiêm đúng liều lượng, tuy nhiên không thấy chứng minh vắc xin có thể phòng được bệnh nên chỉ được dùng cho người có nguy cơ cao như đã đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm
Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Có thể bạn quan tâm: 

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể thấy được mối nguy hiểm của căn bệnh dịch hạch, mỗi người nên có cho mình những kiến thức cơ bản để có thể phòng chống được bệnh. Nếu những ai bị nhiễm bệnh thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất