Thế giới phải đối mặt với nhiều trận đại dịch cúm nguy hiểm trong hơn 100 năm qua để lại nhiều tổn thất, đau thương và mất mát. Các thiên tai từ thiên nhiên tàn phá nhà cửa, vật chất thì đại dịch ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Lạ thay, thế giới càng phát triển, con người càng dễ mắc các bệnh lạ. Để ứng phó với sự thay đổi này, hơn hết mỗi người nên “trang bị” cho mình sức khỏe tốt nhất để phòng tránh mắc bệnh.
Thế nào là đại dịch cúm?
Đại dịch cúm là một trận dịch lớn do virus cúm gây ra, tốc độ lây lan nhanh, phạm vi lây nhiễm trên toàn thế giới. Khi đại dịch bùng phát, số lượng người mắc chạm đến con số hàng triệu người. Đại dịch thường xảy ra bất thường và có tỷ lệ tử vong cao.
Dịch cúm bùng phát mạnh mẽ thường do một chủng virus mới gây ra. Người đã mắc cúm do các chủng cũ vẫn có nguy cơ cao mắc lại chủng mới. Nguyên nhân gây ra đại dịch chủ yếu từ các loại động vật như gà, lợn và vịt. Sau đó bệnh sẽ lây từ người sang người, từ quốc gia này sang quốc gia khác cuối cùng lan rộng ra toàn thế giới.
Các đại dịch cúm thế giới đã trải qua
Cúm được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1580, có nguồn gốc từ Ý, sau một đại dịch ở thế kỷ XV. Sau đó thế giới phải đối mặt thêm với nhiều đại dịch cúm khác gây ra cái chết của rất nhiều người. Giao thương thuận lợi, du lịch phát triển là tiền đề cho quá trình lây bệnh nhanh hơn khi dịch chớm xuất hiện.
Tính đến nay, thế giới đã trả qua 4 trận đại dịch lớn, quy mô toàn cầu. Diễn biến dịch trong thời gian ngắn nhưng để lại hậu quả không thể thống kê được.
Đại dịch cúm năm 1918 – dịch cúm Tây Ban Nha
Năm 1918, tại Châu Âu xuất hiện bệnh nhân đầu tiên mắc cúm do virus H1N1 (hay còn gọi cúm A). Virus nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và trở thành đại dịch cúm kinh hoàng nhất trong lịch sử giai đoạn 1918-1919.
Cũng trong thời điểm này, thế chiến thứ nhất đang diễn ra. Số quân sĩ mắc bệnh đã nhanh chóng lây lan và tạo ra làn sóng dịch vô cùng tàn khốc. Hệ thống y tế còn nhiều hạn chế, không vacxin, không kháng sinh để điều trị. Tất cả nỗ lực kiểm soát dịch bệnh chỉ là cách ly, khử trùng và vệ sinh cá nhân tốt.
Đại dịch virus H2N2 năm 1957-1958
Xuất hiện lần đầu tiên ở Đông Á, H2N2 đã tạo ra đại dịch cúm châu Á những năm 1957-1958. H2N2 là virus có nguồn gốc từ cúm A, bao gồm thêm gen N2 neuraminidase và H2 hemagglutinin. Ở thời điểm này, thế giới bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu và có cái nhìn nghiêm trọng hơn về dịch bệnh này.
Mức độ tàn phá của đại dịch năm 1957 tuy không nghiêm trong như dịch cúm Tây Ban Nha. Tuy vậy, đã có khoảng 1.1 triệu người qua đời sau đại dịch. Có nguồn gốc từ Châu Á nhưng nó đã gây ra cái chết cho 116,000 người dân Hoa Kỳ.
Đại dịch cúm H3N2 năm 1968
Virus cúm A liên tục biến đổi và tạo ra những chủng mới nguy hiểm. Năm 1968, ca bệnh cúm H3N2 được ghi nhận ở Hoa Kỳ. Hơn 1 triệu người trên thế giới trong đó có 100,000 người Hoa Kỳ đã tử vong.
Virus cúm H3N2 được xác định mang gen của virus cúm A, N2 neuraminidase từ virus H2N2 (năm 1957) và hemagglutinin H3. Không chỉ gây bệnh cho người, H3N2 còn có khả năng gây bệnh cho các loài chim và động vật có vú.
Thời điểm đại dịch cúm diễn ra, vacxin phòng cúm H3N2 bắt đầu xuất hiện và được sử dụng. Virus H3N2 chủ yếu gây ra cái chết cho người trên 65 tuổi.
Dịch cúm năm 2009 – Virus cúm A (H1N1) pdm09
Bước sang thế kỷ XXI, một loại virus mới ra đời và tạo thành đại dịch mới của thế giới Virus cúm A (H1N1) pdm09. Trước đó cúm H1N1 cũng đang diễn ra tuy nhiên chưa để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Dịch cúm do Virus cúm A (H1N1) pdm09 đã lây lan với tốc độ chóng mặt. Bệnh dễ dàng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, hắt hơi, cười và ho. Tháng 11 năm 2009, nguồn vacxin phòng bệnh mới có số lượng lớn để sử dụng.
Đại dịch cúm này gây ra cái chết cho 151,700 – 575,400 người trên toàn thế giới, 80% số đó là người dưới 65 tuổi. Bên cạnh đó, 0.001%-0.007% dân số thế giới qua đời do biến chứng hô hấp của bệnh.
Bên cạnh 4 đại dịch cúm lớn gây tổn thất nghiêm trọng kể trên, thế giới từng ngày từng giờ trả qua nhiều đại dịch kinh hoàng khác. Kể đến như: đại dịch Sars ( năm 2002-2003), Covid 19 ( năm 2019). Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy dịch bệnh này.
Sự khác nhau giữa cúm đại dịch và cúm mùa
Cúm được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh và phổ biến trên thế giới. Hiện nay, đã có vacxin phòng ngừa cúm, tuy nhiên chúng luôn biến đổi với các chủng nguy hiểm khác nhau.
Nói đến cúm có 2 khái niệm nhiều người còn chưa rõ là cúm mùa và cúm đại dịch. Phân biệt và hiểu được 2 khái niệm này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh.
Cúm mùa là gì? Cúm đại dịch là gì?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện với các biểu hiện chính: mệt mỏi, sốt, đau cơ, đau đầu, ho, sổ mũi và đau họng. Cúm B, cúm C, cúm A (H3N1 và H1N1) là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
Đại dịch cúm do một chủng virus cúm mới hoàn toàn gây ra. Chưa có ai từng mắc bệnh trước đó, phần lớn mọi người ít có khả năng miễn nhiễm bệnh. Bệnh lây lan nhanh, bùng phát trên toàn cầu, cần thời gian dài để kiểm soát.
Thời gian dễ lây bệnh
Cúm mùa khởi phát quanh năm ở các vùng nhiệt đới. Ở 2 bán cầu thời điểm giao mùa cuối mỗi mùa thu đông là lúc cúm mùa bùng phát mạnh. Cúm đại dịch hiếm khi xảy ra. Thế giới đã ghi nhận 4 đại dịch cúm lớn trong 100 năm qua. Trong tương lai, nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách lây truyền bệnh
Cả cúm mùa và cúm đại dịch đều lây nhiễm qua đường hô hấp, với tốc độ lây nhiễm cao. Virus có trong dịch tiết mũi họng, nước bọt khi khạc nhổ, ho, hắt hơi cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên cúm đại dịch có khả năng lây nhiễm lớn hơn, do là chủng virus mới gây bệnh nên gần như con người chưa có kháng thể miễn dịch với nó.
Thuốc và vacxin điều trị
Cúm mùa hiện nay vacxin phòng cúm ngừa đang được lưu hành rộng rãi. Trẻ 6 tháng tuổi đến 9 tuổi được khuyến cáo tiêm 2 mũi/ năm, cách nhau 1 tháng. Từ 9 tuổi trở đi chỉ cần 1 mũi/năm để tăng khả năng chống bệnh. Khi bị mắc cúm mùa, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng virus để điều trị bệnh.
Cúm đại dịch. Vacxin phòng cúm đang lưu hành chưa chắc có hiệu quả 100% với đại dịch. Mặc dù trên thế giới (ở Hoa Kỳ) đã có kho vacxin dự trữ phòng đại dịch cúm. Tuy nhiên đây là loại virus mới cần thời gian để nghiên cứu điều chế vacxin cũng như thuốc đặc trị.
Đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh
- Cúm mùa: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh lý nền là những đối tượng dễ gặp biến chứng nghiêm trọng sau mắc cúm.
- Cúm đại dịch: Vì đây là loại virus chưa từng gây bệnh ở người, nên không thể xác định đối tượng nào có nguy cơ gặp biến chứng khi có đại dịch cúm xảy ra. Trẻ nhỏ, thanh niên, người trung và cao tuổi đều có nguy cơ gặp nguy hiểm khi nhiễm bệnh như nhau.
Dịch cúm có lây không? Các biện pháp phòng ngừa
Dịch cúm có lây không? Câu trả lời chắc chắn là có. Hơn thế nữa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng là rất cao. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp khi người tiếp xúc với người. Bệnh cũng có thể lây qua các bề mặt tiếp xúc như dùng chung ly uống nước, quần áo….
Do đại dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, ở Việt Nam đỉnh điểm vào các tháng 3,4 và tháng 10,11. Do đó mỗi chúng ra nên tự chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân để phòng ngừa bệnh tốt nhất. Mỗi người nên:
- Tiêm vacxin định kỳ hằng năm để tăng cường hệ miễn dịch
- Luôn giữ ấm cơ thể. Tạo cho mình chế độ ăn uống hợp lý, thói quen tập thể dục hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng nước muối vệ sinh tai mũi họng hằng ngày
- Khi ho hay hắt hơi nên sử dụng khăn để che. Khi đến nơi đông người nên đeo khẩu trang
- Hạn chế đến những nơi, tiếp xúc với những người đã hoặc nghi nhiễm bệnh
Nâng cao sức khỏe không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn đảm bảo khi đại dịch cúm xảy ra cơ thể đủ khả năng thích nghi và phòng chống lại bệnh.
Biến chứng sau mắc cúm
Ngày nay cúm được coi là bệnh phổ biến trên thế giới có thời điểm đại dịch cúm bùng phát thông thường người bệnh sẽ mất từ vài ngày đến 2 tuần để có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Người trẻ, người có sức đề kháng tốt sẽ nhanh khỏi hơn và thường ít để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên ở bất kì độ tuổi nào, sau khi mặc cúm người bệnh cũng có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phổi, nhiễm trùng tai, hen suyễn, nhiễm trùng xoang, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ…
- Suy đa cơ quan như suy thận, suy hô hấp
Biến chứng sau mắc cúm hoàn toàn có thể trở nên nghiêm trọng gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí gây tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
Thời điểm tiêm vacxin cúm trước khi vào mùa
Virus gây bệnh cúm hoặc đại dịch cúm biến đổi theo từng năm. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm là trước khi vào mùa cúm từ 2 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên cúm có thể diễn ra quanh năm, nên tiêm vacxin càng sớm trong năm đó, càng có hiệu quả bảo vệ cao.
Đối với phụ nữ mang thai nên tiêm trước khi có thai, hoặc nếu chưa kịp tiêm trước có thể tiêm vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Trẻ từ 6 tháng tuổi cũng có thể tiêm cúm để phòng bệnh
Kết luận
Cúm mùa khởi phát quanh năm, đại dịch cúm có thể bùng phát ở bất cứ thời điểm nào. Do vậy chủ động phòng tránh và nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình là điều mỗi người, mỗi nhà nên thực hiện.