Mỗi năm, thế giới có hơn 400 trăm người chết do bệnh sốt rét. Một căn bệnh xảy ra chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vậy bạn đã thực sự hiểu bệnh này là gì, nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu?
Những điều cần biết về căn bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, nhất là ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới lây truyền bệnh là muỗi. Căn bệnh này do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, với những triệu chứng như đau đầu, lạnh run và dễ tử vong khi không điều trị đúng cách.
Người mắc bệnh sau khi bị muỗi Anophen đốt trong thời gian từ 10 -15 ngày. Bệnh có thể lây truyền qua đường truyền máu, từ mẹ sang con, dùng chung bơm kim tiêm dính máu chứa ký sinh trùng sốt rét hoặc bị muỗi đốt.
Triệu chứng biểu hiện bệnh sốt rét
Người mắc bệnh sốt rét thường chỉ xuất hiệu các triệu chứng sốt rét thông thường. Tuy nhiên, cũng có khi người bệnh lại xuất hiện là dấu hiệu sốt rét ác tính. Các dấu hiệu sốt rét còn phụ thuộc vào từng loài ký sinh trùng truyền bệnh.
Sốt rét thông thường
Dạng bệnh này có những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi mới mắc. Khi ở dạng này thường không đe dọa đến tính mạng con người. Sốt rét thông thường được thể hiện qua ba dạng sốt cụ thể như sau:
- Sốt sơ nhiễm: Loại sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không rõ ràng, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh sốt thông thường.
- Sốt điển hình: Đến dạng này thì được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn đầu là rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài khoảng từ 30 phút đến 2 giờ. Giai đoạn giữa là sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, da khô, tim đập nhanh, thở mạnh, nhức đầu, mặt đỏ và khát nước, có thể kéo dài đến 3 giờ. Giai đoạn cuối cùng là vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, khát nước, giảm nhức đầu, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
- Sốt thể cụt: Những cơn sốt không có triệu chứng thành cơn, mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét mãn tính.
- Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở người bệnh đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh tồn tại trong cơ thể. Người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt và sức khỏe ổn định bình thường.
Dấu hiệu sốt rét ác tính
Dạng bệnh này gồm có 4 thể như sau:
- Thể não: Người nhiễm bệnh sốt rét có biểu hiện rối loạn ý thức, nhức đầu dữ dội, sốt cao liên miên, tiêu chảy không kiểm soát,… dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não thưởng có tỷ lệ tử vong cao.
- Thể giá lạnh: Thể này người mắc bệnh bị tụt huyết áp, đổ mồ hôi nhiều, da xanh tái nhợt, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh.
- Thể tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, thân nhiệt hạ, buồn nôn, tiêu chảy.
- Thể gan: Thể này da của người bệnh có tái, có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và có thể buồn nôn hoặc nôn.
Nguồn gốc lây nhiễm của bệnh nhân mắc sốt rét
Hiện này, có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc họ Plasmodium) ở người gồm: P.vivax, P.falciparum (đây là 2 loài nguy hiểm nhất), P. knowlesi (chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á gây bệnh chủ yếu ở khi nhưng đôi khi gây sốt rét nặng cho người) và P.malariae, P.ovale (2 loài ít nguy hiểm hơn 2 loại trên).
Riêng Việt Nam có 3 loại gây ra sốt rét là : P.vivax, P. falciparum và P.malariae. Những ký sinh trùng này truyền bệnh này thông qua vật chủ trung gian là muỗi Anophen (Anopheles). Thế giới có khoảng 422 loài muỗi Anophen, tuy nhiên chỉ tầm 70 loài muỗi mới có thể truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
Đặc biệt, trong đó 40 loài muỗi là vật chủ trung gian truyền nhiều loại bệnh. Ở Việt Nam có 15 loài muỗi Anophen là trung gian gây bệnh. Cụ thể có 3 loài truyền bệnh thường xuyên gồm: An.dirus, An.minimus, An.epiroticus và 12 loài truyền các bệnh phụ: An.sinensis, An.campestri, An.aconitus, An.jeyporensis, An.maculatus, An.subpictus, An.vagus, An.indefinitus.
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng An.dirus
Muỗi An.dirus phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam. Muỗi An.epiroticus thường sinh sống ở ven biển nước lợ Nam Bộ. Loài này phân bố ở vùng rừng núi đồi dưới 1.000 mét, phát triển mạnh vào đầu và cuối của mùa mưa.
Khi muỗi chích và hút máu người bệnh sốt rét thì hút theo hàng ngàn giao bào đực và cái của ký sinh trùng sốt rét. Thời gian từ cơn sốt đầu tiên đến khi xuất hiện những giao bào trong máu là từ 2-3 ngày với P.vivax, P.ovale, P.malariae và từ 7-10 ngày với P.falciparum.
Trong cơ thể muỗi truyền bệnh, giao bào đực và cái kết hợp tạo thành noãn. Sau đó, chúng chui qua thành dạ dày và tạo thành kén, phát triển tạo thành hàng nghìn ký sinh trùng non. Những con ký sinh trùng này sẽ di chuyển lên hướng tuyến nước bọt của muỗi và đợi cơ hội xâm nhập vào người khác.
Ký sinh trùng P.vivax và P.ovale
Ở một số tình huống, loại ký sinh trùng P.vivax và P.ovale có thể “tạm trú dài hạn” ở trong gan. Nguyên nhân gây ra dấu hiệu sốt tái phát sau nhiều tháng, thậm chí nhiều người bệnh kéo dài đến tận 2 – 3 năm.
Người bệnh sốt rét vẫn là nguồn lây bệnh khi giao bào nhiễm bệnh còn trong máu. Một số nghiên cứu ghi nhận, với những người mắc bệnh này không được điều trị hoặc điều trị không triệt hoàn toàn để giao bào có trong máu thì khi muỗi Anophen đốt vẫn có thể là nguồn lây cho người khác. Cụ thể là trên 3 năm đối với sự tồn tại của thể P.malariae, 2 năm với thể P.vivax và 1 năm đối với P.falciparum.
Người bệnh cần làm gì khi bị bệnh sốt rét
Việc phát hiện sớm bệnh sốt rét không chỉ giúp người nhiễm bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng tử vong. Bên cạnh đó còn giúp cộng đồng kiểm soát sớm nguồn bệnh. Riêng việc điều trị, người mắc bệnh được diệt giao bào nhằm cắt cơn sốt rét kết hợp với việc chống lây lan. Ngoài ra còn diệt ký sinh trùng P.vivax, P.ovale dạng thể ngủ trong gan.
Bệnh nhân sốt rét thể thông thường
Đối với thể thông thường cách điều trị đơn giản gồm những hướng giải quyết như sau:
Điều trị cắt cơn sốt
Khi nhiễm ký sinh trùng P.vivax: Bệnh nhân được dùng thuốc chloroquin tổng liều 25mg/kg cân nặng cơ thể. Thời gian người bệnh uống là trong 3 ngày điều trị. Hai ngày đầu, người mắc bệnh sốt rét uống 10 mg/kg cân nặng/ngày, đến ngày thứ 3 uống 5 mg/kg cân nặng.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng thuốc artesunat, với tổng liều 16 mg/kg cân nặng và chia làm 7 ngày. Ngày đầu tiên, bệnh nhân uống 4 mg/kg cân nặng, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, uống mỗi ngày 2 mg/kg cân nặng. Thuốc artesunat chỉ định không dùng cho thai phụ trong 3 tháng đầu, trừ khi họ bị sốt rét ác tính.
Nhiều người bệnh có thể điều trị bằng thuốc quinin sulfat, với liều lượng 30 mg/kg/24 giờ. Người bệnh chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị kéo dài 7 ngày.
Nhiễm ký sinh trùng P.falciparum: Khi mắc bệnh, được sử dụng thuốc có dẫn xuất chất artemisinin. Thuốc có dạng viên 40mg dihydroartemisinin, cùng 320mg piperaquine phosphate.
Với trẻ dưới 3 tuổi, ngày 1-3 thì mỗi ngày nửa viên. Từ 3 – dưới 8 tuổi, trẻ em dùng ngày đầu 2 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1 viên. Trẻ 8 đến dưới 15 tuổi, cho trẻ uống ngày đầu 3 viên, hai ngày sau giảm mỗi ngày 1,5 viên. Từ 15 tuổi trở lên, bệnh nhân uống ngày đầu 4 viên, hai ngày sau uống 2 viên mỗi ngày. Thuốc được chỉ định không dùng cho thai phụ trong 3 tháng đầu.
Cách điều trị chống tái phát và lây lan
Người mắc bệnh được dùng thuốc viên primaquine với hàm lượng là 13,2mg chứa 7,5mg bazơ, liều 0,5mg bazơ/kg theo cân nặng/24 giờ.
Khi nhiễm ký sinh trùng P.falciparum chỉ cần thời gian điều trị là 1 ngày. Còn với ký sinh trùng P.vivax phải điều trị lên tới 10 ngày liền. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 3 tuổi, thai phụ, người có bệnh gan hoặc thiếu men G6PD.
Ở những người bệnh có ký sinh trùng P.falciparum chiếm đa số thì được khuyến cáo được điều trị cắt cơn sốt rét bằng thuốc phối hợp. Loại này có dẫn xuất artemisinin: Arterakine, coartem, CV artecan,…
Người bệnh sốt rét có biến chứng
Khi đến bệnh viện, người bệnh có biến chứng được dùng thuốc artesunat đường tĩnh mạch. Liều lượng uống trong giờ đầu 2,4 mg/kg cân nặng, đến 24 giờ sau đó sẽ được tiêm nhắc lại 1,2 mg/kg cân nặng. Cuối cùng, mỗi ngày bệnh nhân tiếp tục được tiêm 1 liều 1,2 mg/kg cân nặng. Khi người bệnh có thể uống được thì chuyển sang thuốc dạng uống thêm 7 ngày.
Cách phòng sốt rét hiệu quả tại nhà
Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm thường thấy trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Tính dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Dưới đây là những thông tin cơ bản liên quan đến phòng ngừa như sau:
- Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà ở và ngoài vườn.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp, đặc biệt là những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.
- Khi đi ngủ phải thả màn tránh muỗi, kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc quần áo dài tay để hạn chế để muỗi đốt tránh bệnh sốt rét.
Có thể bạn quan tâm:
- Đột biến gen có mấy dạng phổ biến và có nguy hiểm không?
- Ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Tổng kết
Bệnh sốt rét tuy có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, những căn bệnh này có cách phòng ngừa đẩy lùi dịch bệnh. Do đó, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.