Bệnh sởi được cho là một căn bệnh khá phổ biến tại nước ta, và đối tượng mà bệnh này thường xuất hiện nhất chính là trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng yếu. Căn bệnh này lây lan cực kỳ nhanh chóng với các điều kiện phát triển đơn giản. Bởi vậy, nhiều ổ dịch sởi đã được bùng phát. Đối với những trẻ có sức đề kháng kém thì căn bệnh này có thể chuyển biến nặng và để lại nhiều biến chứng khi hết bệnh.
Bệnh sởi và các thông tin cơ bản về về căn bệnh
Bệnh sởi được liệt kê vào danh sách những loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, đối tượng gây ra bệnh này chính là virus Paramyxovirus. Đây là loại bệnh có tính nghiêm trọng tương đối và hậu quả mà nó đem lại cho con người không thể lường trước được, cụ thể là đối với trẻ em. Sởi đã từng là loại đại dịch với sự lây lan cực nhanh, sau này khi vacxin bắt đầu xuất hiện và nhiều phương tiện đưa tin khiến nhiều người biết cách phòng tránh và điều trị bệnh hơn.
Đông và xuân là hai mùa có nhiều đối tượng mắc bệnh nhất. Đây chính là những thời điểm giao mùa có nhiệt độ khá thấp và ẩm, hơn nữa, trong các mùa này thường xuất hiện nhiều cơn mưa. Những điều kiện này vô cùng tốt cho sự phát triển và lây lan bệnh sởi.
Như đã giới thiệu ở phần đầu bài, bệnh sởi thường gặp nhất tại trẻ em nhưng điều đó không có nghĩa rằng người lớn không mắc bệnh. Sởi xuất hiện ở hầu hết các độ tuổi và đặc biệt nhiều ở lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi chưa có sức đề kháng cao hoặc cơ chế miễn dịch yếu. Bệnh này lây trong không khí với tốc độ nhanh, và tùy vào mỗi đối tượng, lứa tuổi, thể trạng mà sởi sẽ để lại các biến chứng hoàn toàn khác nhau.
Những triệu chứng chung khi mắc bệnh sởi là gì?
Để có thể chữa trị kịp thời thì tất nhiên việc biết được các triệu chứng khi mắc bệnh là điều cực kỳ quan trọng. Sau đây, bài viết sẽ nêu ra các triệu chứng chung nhất khi mắc bệnh ở tất cả các đối tượng.
- Trong 2 ngày, người bị bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao ở 39, 40 độ. Sau đó, người bệnh sẽ ho có đờm, chảy nhiều nước mũi, mắt cũng dần đỏ lên.Vào những ngày đầu, các triệu chứng này thể hiện vô cùng rõ. Đến khi sốt bắt đầu giảm nhiệt độ, lúc này triệu chứng phát ban sẽ xuất hiện.
- Những nốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện ở sau tai, trán, ngực, lưng và tiếp đến là đùi, bàn chân. Đây chính là những vị trí mà phát ban xuất hiện chủ yếu. Sau khi khỏi bệnh, những nốt ban đỏ sẽ trở thành các vết thâm, các vết thâm này thường được gọi là “vằn da hổ” bởi chúng rất lâu phai mờ, thậm chí có thể giữ nguyên.
- Ngoài các triệu chứng trên, tại một số đối tượng khi mắc bệnh sởi còn bị tiêu chảy, viêm kết mạc, có rỉ mắt, hoặc các đốm Koplik nhỏ chính giữa có màu trắng sẽ xuất hiện trong vùng miệng hay bên trên niêm mạc ở phía trong của má.
Bệnh sởi và tất cả các nguyên nhân gây nên
Ở phần giới thiệu tổng quan về bệnh sởi đã có nêu rõ virus Paramyxovirus chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Và ở những người mắc bệnh, virus Paramyxovirus thường ở tại vị trí mũi và họng. Virus này có tốc độ lây lan nhanh chóng một cách thần tốc nhất.
Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu có tên Hemagglutinin và kháng nguyên tan hồng cầu với tên Hemolysin sẽ kích thích người bệnh sinh ra các kháng thể trong cơ thể. Kháng thể này thường tồn tại lâu dài và thường phát tán sau 2 đến 3 ngày phát ban. Miễn dịch ở bệnh sởi là loại miễn dịch bền vững bậc nhất hiện nay.
Paramyxovirus phát triển nhanh trong tuyến nước bọt, nước mũi và ra bên ngoài để lây lan nhiều đối tượng khác. Thêm vào đó, người khỏe mạnh khi tiếp xúc với máu hay các dịch tiết của người bệnh cũng dễ dàng lây bệnh. Hơn nữa, một nguyên nhân phổ biến chính là các dụng cụ, đồ dùng cá nhân của người bệnh đặt để lung tung khiến người khác cũng bị mắc bệnh.
Sức miễn dịch, thụ bệnh của bệnh như thế nào?
Sức miễn dịch cũng như thụ bệnh của bệnh sởi cực mạnh mẽ và độ nhanh chóng vượt trội về tốc độ. Một vài đặc điểm thể hiện được sức mạnh nổi bật của sức miễn dịch và thụ bệnh sẽ được nêu rõ lập tức. Các bạn hãy tiếp tục đọc bài viết để hiểu rõ hơn về căn bệnh nhé.
- Đối với những đối tượng chưa có miễn dịch, tỷ lệ thụ bệnh lúc này sẽ đạt giá trị cao nhất là 100%. Đặc biệt ở những đối tượng chưa có miễn dịch này sẽ có sự lây lan nhanh chóng cho các tập thể xung quanh như trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, …
- Các đối tượng chưa tiếp xúc với virus bệnh sởi như tại những miền xa xôi, miền núi, … sẽ là những người dễ dàng mắc bệnh, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
- Vào mùa đông và mùa xuân, đây chính là thời điểm gia mùa khiến sức thụ bệnh của virus này được gia tăng.
- Những người đã từng mắc sởi một lần sẽ có miễn dịch và việc bị mắc bệnh lần hai là vô cùng hiếm gặp.
Cơ chế bệnh sinh, miễn dịch bệnh lý đối với bệnh sởi
Việc hiểu rõ được các cơ chế sinh bệnh cũng như quá trình miễn dịch bệnh lý đối với bệnh sởi cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm đến. Để biết được chi tiết về các đặc điểm này, các bạn hãy tham khảo những nội dung mà bài viết sắp gửi đến nhé.
Bệnh sởi và cơ chế bệnh sinh là gì?
Thông qua đường hô hấp, virus bệnh sởi sẽ tiến hành xâm nhập vào cơ thể con người và nhân lên một cách nhanh nhất ở đường hô hấp với các tế bào biểu mô và tại nhiều hạch bạch huyết gần đó. Tiếp theo, virus sẽ dần từ các tế bào, biểu mô tiến vào máu. Đây cũng chính là giai đoạn nung bệnh của sởi.
Virus sau khi vào máu sẽ di chuyển đến nội tạng theo các bạch cầu ở máu khiến những cơ quan đó bị thương tổn và các triệu chứng lâm sàng ngay tại thời điểm này cũng bắt đầu bùng phát. Cơ thể đào thải virus bằng cách phát ban tại niêm mạc, da, đó chính là phản ứng miễn dịch của bệnh sởi.
Sau khi phát ban khoảng từ 3 cho đến 4 ngày, kháng thể sẽ được sinh ra bởi cơ thể bệnh nhân. Qua đó, virus trong máu sẽ được tiến hành loại trừ, người bệnh cũng sẽ dần khỏe hơn, đây được gọi là thời kỳ lui bệnh.
Thể bệnh sởi thông thường
Ở thể bệnh sởi thông thường sẽ có 4 giai đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng biệt, 4 giai đoạn đó sẽ được phân tích thông qua thông tin sau đây.
- Giai đoạn nung bệnh khoảng từ 8 ngày cho đến 11 ngày.
- Giai đoạn phát bệnh từ 3 đến 4 ngày, ở giai đoạn này, người mắc bệnh sởi sẽ phát sốt từ nhẹ cho đến sốt cao. Tiếp đến, viêm mũi, viêm mắt và viêm họng sẽ là những biểu hiện tiếp theo, hạt Koplik cung bắt đầu xuất hiện bên trong miệng và lớp niêm mạc. Neutro và bạch cầu ở giai đoạn này đã bắt đầu gia tăng.
- Giai đoạn toàn phát còn được gọi là giai đoạn mọc ban ở bệnh sởi ban sẽ mọc trên khắp cơ thể từ sau tai, mặt, ngực, tay, chân, lưng. Và khoảng thời gian mọc ban sẽ kéo dài khoảng 4 đến 6 ngày. Neutro, bạch cầu ở giai đoạn này giảm, tuy nhiên, lympho tăng.
- Giai đoạn lui bệnh, ở giai đoạn này, ban sẽ dần biến mất nhưng vẫn để lại nhiều vết thâm. Nếu như người bệnh không xuất hiện biến chứng trong thời kỳ lui bệnh này, cơ thể của bệnh nhân sẽ được phục hồi từ từ cho đến lúc hoàn toàn khỏe mạnh.
Những thể bệnh sởi khác phổ biến
Những thể bệnh phổ biến khác cũng được phân định rõ thành hai phần khác nhau. Đầu tiên chính là thể bệnh sởi theo tiên lượng, tiên lượng nhẹ, vừa và nặng sẽ là những thể loại cụ thể. Những người bị bệnh thuộc tiên lượng nhẹ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không phát sốt và người bệnh thuộc tiên lượng nhẹ này thường là những trẻ dưới 6 tháng, miễn dịch của mẹ sẽ bảo vệ bé nhanh khỏi bệnh.
Bệnh theo tiên lượng vừa hoàn toàn giống như thể bệnh thông thường. ở bệnh tiên lượng nặng, các dấu hiệu thường xuất hiện nhanh chóng và dễ dàng để lại các biến chứng, hậu quả cực kỳ nặng nề, nguy hiểm. Tiếp đến sẽ là thể bệnh sởi theo thể địa, mỗi thể địa sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Chẳng hạn ở trẻ em từ 6 tháng tuổi cho đến 2 tuổi thường sẽ mắc bệnh nặng hơn.
Bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm nào?
Bệnh sởi để lại nhiều biến chức vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Trước tiên, những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp như viêm phế quản, thanh quản, phổi, … Các ảnh hưởng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 2 tuổi và đó cũng có thể là các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ.
Các ảnh hướng đến thần kinh cũng là một trong những biến chứng mà bệnh sởi gây ra. Viêm màng não, tủy cấp là các di chứng phổ biến thường gặp, trong vài tháng cho đến một năm người bệnh có thể chết do tương lực cơ tăng nhanh, co cứng ở não.
Ngoài ra các di chứng của bệnh sởi còn thể hiện rõ ở hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến tai – mũi – họng và có thể mắc bệnh lao, ho gà, … do miễn dịch bị suy giảm mà hình thành. Các biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, vậy phương pháp điều trị bệnh tốt nhất để tránh các biến chứng này là gì? Các bạn hãy đến phần tiếp theo ngay nhé.
Phương pháp trị bệnh sởi tốt nhất là gì?
Đối với những trẻ nhỏ, hiện tại đã có vacxin có tác dụng bảo vệ trẻ trước bệnh sởi cực kỳ tốt. Qua đó, số lượng trẻ em mắc căn bệnh nguy hiểm này cũng đã được giảm thiểu. Đối với những người mắc bệnh, các phương pháp vật lý như sử dụng thuốc, sát trùng, chế độ ăn uống điều độ và hợp lý cũng là một phương pháp điều trị tối ưu.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh sốt rét – Triệu chứng cụ thể, điều trị và phòng tránh
- Cái chết đen và những ý nghĩa bí ẩn chưa có lời giải đáp
Kết luận
Bệnh sởi là căn bệnh tương đối nguy hiểm mà các bạn nên cẩn thận, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Những kiến thức về sởi qua bài viết đều đã được giới thiệu chi tiết, các bạn có thể tham khảo nhé.