Hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục

Những năm gần đây thường xuyên xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ,… đó là những hệ quả mà hiệu ứng nhà kính đã gây ra. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang không ngừng tìm ra cách hạn chế tác động của tình trạng này, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được bất cứ biện pháp nào có thể chấm dứt tận gốc.

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính lần đầu tiên được nhắc đến là nhờ khám phá của nhà khoa học Joseph Fourier năm 1824 thông qua vụ nổ mạnh trong khí quyển khiến cho nhiệt độ của một vùng trên khí quyển tăng lên nhanh chóng. Và sau đó được hoàn thiện thông qua các báo cáo nghiên cứu khoa học của John Tyndall và Svante Arrhenius vào năm 1858 và 1896.

Theo đó, hiệu ứng nhà kính được chứng minh là hiện tượng không khí trong khí quyển nóng lên do ảnh hưởng của bức xạ sóng ngắn của Mặt trời khi xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Sau đó bề mặt trái đất lại bức xạ lại sóng dài vào khí quyển làm cho không khí nóng lên.

Khí nhà kính làm cho lượng nhiệt của Mặt Trời không phản xạ đi được. Theo nhận định của các nhà khoa học, một lượng khí nhà kính được duy trì ở mức độ ổn định sẽ có tác dụng tốt trong việc làm cho Trái Đất ở trạng thái cân bằng tuy nhiên hiện nay loại khí này lại tăng lên quá nhanh, không thể kiểm soát làm cho tình trạng nóng lên ngày càng nghiêm trọng.

Một ví dụ đơn giản cho hiện tượng này là việc chúng ta xây dựng một ngôi nhà làm bằng kính, khi mặt trời chiếu vào sẽ tạo ra một nguồn năng lượng được hấp thụ và phân tán biến thành nhiệt lượng làm cho cả ngôi nhà bị nóng dần lên.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại chủ yếu do hoạt động con người gây ra
Hiệu ứng nhà kính nhân loại chủ yếu do hoạt động con người gây ra

Phân loại hiệu ứng nhà kính

Ở khoảng thời gian đầu của lịch sử trái đất, khi các tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính chưa xuất hiện nhiều, điều kiện khí hậu của trái đất ở thời điểm đó không bị tác động quá nhiều. Tuy nhiên khi trái đất trải qua các giai đoạn phát triển thì hiện tượng này ngày càng gây ra các hệ quả nguy hiểm. Trong đó, theo các báo cáo nghiên cứu khoa học thì hiện tượng bao gồm 2 dạng chính.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Hiệu ứng nhà kính nhân loại xảy ra khi con người tác động mạnh đến sự cân bằng về nhiệt lượng tác động đến khí quyển. Cụ thể trong vòng 100 năm trở lại đây, với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đã thải ra không khí một lượng lớn các khí độc hại, là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. Điển hình là việc các nhà khoa học đã chỉ ra hàm lượng khí Dioxit Carbon đã tăng hơn 20% và Metan tăng 90% khiến nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2 độ C.

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Đây là dạng hiệu ứng nhà kính tự nhiên không gây ảnh hưởng quá lớn đến khí hậu trên Trái Đất mà ngược lại nó còn mang đến tác động khá tích cực cho cuộc sống của con người. Cụ thể, đây là hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn xuyên qua khí quyển đến bề mặt trái đất sau đó sẽ phản xạ lại tạo thành những bức xạ sóng dài. 

Các phân tử trong khí quyển bao gồm Dioxide Carbon và hơi nước sẽ hấp thụ bức xạ nhiệt đó và giữ lại hơi ấm làm cho khí quyển nóng lên. Trung bình 0,036% hàm lượng khí Dioxide Carbon sẽ làm nhiệt độ tăng thêm 30 độ C. Tuy nhiên hiện tượng nóng lên này lại không gây ảnh hưởng tới con người bởi nếu không có hiệu ứng nhà kính khí quyển thì nhiệt độ ở Trái Đất chỉ rơi vào khoảng -15 độ C.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính trong đó khí CO2 là nguyên nhân chính. Ngày ngay khí CO2 ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng do những hoạt động của con người và một số tác động từ tự nhiên, điển hình là:

CO2 từ tự nhiên

CO2 từ tự nhiên chủ yếu đến từ các vụ núi lửa phun trào, những đám cháy rừng  hoặc các hợp chất hữu cơ kết hợp với hoạt động hô hấp của sinh vật hiếu khí. Đây cũng là một nguồn khí CO2 tác động khá mạnh mẽ đến khí quyển, thúc đẩy quá trình hình thành của hiệu ứng nhà kính.

Nguyên nhân đến từ hoạt động sinh hoạt của con người

Trong cuộc sống sinh hoạt của con người có rất nhiều hoạt động làm sản sinh ra CO2 và các loại khí khác tác động trực tiếp đến môi trường, điển hình là việc sử dụng hàm lượng lớn rác thải nhựa cũng như sử dụng xăng dầu trong giao thông làm thải ra ngoài không khí CO2, CFC,…

Các hoạt động nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển là một nguyên nhân làm cho hiện tượng này ngày càng thêm trầm trọng. Chủ yếu đến từ việc sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu độc hại đồng thời là việc đốt các phụ phẩm sau quá trình sản xuất của người dân, đây chính là nguồn thải CO2 trực tiếp vào trong không khí.

Hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Sự bùng nổ dân số

Dân số đang ngày càng tăng lên nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Việc này có tác động rất lớn đến môi trường khi mà các hoạt động của con người đã làm cho nguồn nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Chính sự ô nhiễm đó đã tạo điều kiện rất lớn làm phát thải ra hàm lượng CO2, CH4 lớn.

Nền công nghiệp tăng tiến

Một nguyên nhân không thể không nhắc tới đó chính là hoạt động mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại. Các khu công nghiệp chính là nguồn phát thải ra môi trường hàm lượng CO2 với nồng độ cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp được ban hành nhằm hạn chế tình trạng này tuy nhiên mỗi năm khí quyển vẫn phải hấp thụ một lượng lớn khí CO2 được thải ra bởi hoạt động công nghiệp của con người.

Những nhóm khí nào gây ra hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là việc con người thải ra không khí các nhóm khí thải độc hải có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nóng lên của trái đất trong đó có một số loại khí chính đó là:

Khí CO2 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng CO2 đóng một vai trò bao phủ Trái Đất giống một tấm kính dày, khiến cho nhiệt độ không khí tăng lên. Khí CO2 được sản sinh ra từ nhiều hoạt động khác nhau trong đó có cả nguồn gốc từ tự nhiên như cháy rừng, trao đổi chất của sinh vật cũng như núi lửa phun trào. Tuy nhiên phần lớn CO2 hiện nay có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu đến từ hoạt động sinh hoạt của con người.

CH4(metan)

Metan cũng là một trong số những nhóm khí gây tác hại đến môi trường, chiếm 13% trong nhóm các khí tác động và gây trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính. Hiện nay khí này chủ yếu thải ra do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự phân hủy của các chất hữu cơ tại các bãi rác.

Khí CH4 có nguồn phát từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
Khí CH4 có nguồn phát từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất

N2O (oxit nito)

Xuất phát từ khí thải từ phương tiện giao thông và các hoạt động nông nghiệp cũng như quá trình đốt cháy của rác thải rắn, đây là loại khí chiếm tới 5% cơ cấu nhóm khí gây ra hiện tượng này. Đặc biệt loại khí này cũng có xu hướng tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển của hoạt động nông nghiệp tại các nước đang phát triển.

CFC (cloro fluoro cacbon)

Khí CFC chủ yếu xuất hiện trong quá trình sản xuất công nghiệp của con người, đây là một loại khí ảnh hưởng rất xấu đến môi trường đặc biệt các nghiên cứu đã chứng minh ra rằng đây chính là nguồn khí chiếm 20% các nhóm khí chính gây ra hiện tượng này. Điều nguy hiểm là hàm lượng khí này có nguy cơ tăng cao do các hoạt động công nghiệp trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển.

Khí CFC gây ra những lỗ thủng lớn trong tầng ozon 
Khí CFC gây ra những lỗ thủng lớn trong tầng ozon

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính 

Hiệu ứng nhà kính nếu được kiểm soát tốt sẽ mang lại một số tác động tích cực đến cho cuộc sống con người tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì điều này đang diễn ra hoàn toàn ngược lại với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính khiến cho trái đất nóng lên, từ đó dẫn đến những biến đổi khí hậu. Thời điểm hiện tại, biến đổi khí hậu đang gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng tác động trực tiếp đến hệ sinh thái và cuộc sống của con người.

Hiện tượng băng tan

Các chất khí nhà kính được hấp thụ bởi bầu khí quyển làm trái đất nóng lên dẫn đến thể tích nước giãn nở và làm băng ở hai cực dần tan ra. Nguy hiểm hơn cả là những tảng băng vĩnh cửu cũng có xu hướng tan dần, lượng băng tan này sẽ đổ dồn về các đại dương gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền cũng khiến mực nước biển cũng dâng cao hơn.

Băng ở các cực tan nhanh do trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính
Băng ở các cực tan nhanh do trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính

Làm cho nước biển dâng cao mỗi năm

Trung bình hàng năm nước biển sẽ dâng cao thêm 4mm, việc này chính là một trong những hậu quả khó khắc phục bậc nhất mà hiện tượng này gây ra. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới có biển đều đã ghi nhận hiện tượng nước biển dâng cao hơn. Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp thì hậu quả xấu nhất trong tương lai gần những vùng đất xung quanh biển sẽ bị nhấn chìm.

Tạo nên hiện tượng thời tiết khắc nghiệt

Nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận thời tiết cực đoan như bão lũ, động đất, sóng thần hoặc hạn hán kéo dài. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn đe dọa trực tiếp đến an toàn về tính mạng của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra giải pháp thực sự để ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng này trong tương lai.

Hiệu ứng nhà kính gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiệu ứng nhà kính gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

Một số biện pháp khắc phục 

Hiện nay, giới chức trách và các nhà khoa học chưa tìm ra được một biện pháp nào có thể ngăn chặn dứt điểm việc gây ra hiệu ứng nhà kính, tuy nhiên cũng có một vài biện pháp giúp giảm thiểu và hạn chế tối đa tình trạng này.

Trồng nhiều cây xanh – biện pháp đơn giản và hiệu quả

Cây xanh sẽ giúp giảm lượng khí CO2 trong khí quyển, đồng thời giúp không khí trở nên trong lành hơn, do đó trồng nhiều cây xanh sẽ có hiệu quả tích cực trong việc ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chung tay ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng để giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ bầu khí quyển.

Trồng cây xanh là biện pháp dễ dàng thực hiện bảo vệ môi trường
Trồng cây xanh là biện pháp dễ dàng thực hiện bảo vệ môi trường

Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch đặc biệt là tận dụng nguồn năng lượng mặt trời tự nhiên, năng lượng gió, thủy triều,… để thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả trong xã hội công nghiệp hiện đại.

Nâng cao ý thức người dân bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền

Ngoài các biện pháp đã kể trên thì đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân cũng cần được quan tâm, đặc biệt là những vùng sâu, kiến thức người dân chưa cao. Để từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc bảo vệ trái đất.

Kết luận

Hiệu ứng nhà kính gây ra hệ quả rất nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Chính vì thế đây là lý do khiến cho các quốc gia cần phải chung tay trong việc hạn chế tác động của nó đến với môi trường. Tuy nhiên quá trình này cần thời gian để nghiên cứu được những biện pháp thực sự hiệu quả.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất