Tầng ozon là gì? Vai trò và nguyên nhân suy giảm của nó

Tầng ozon có khả năng hấp thụ các tia cực tím độc hại do mặt trời tỏa ra. Tuy nhiên hiện nay, do tác động của con người mà chúng đã bị thủng làm ảnh hưởng xấu sự sống. Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ lớp ozon này.

Tầng ozon được hiểu như thế nào

Tầng ozon đã quá quen thuộc với chúng ta. Ozon là một lớp sâu ở trong tầng bình lưu và bao quanh trái đất. Nhờ có lớp này mà phần lớn các tia bức xạ cực tím độc hại do mặt trời tỏa ra đã bị hấp thu, giúp bảo vệ che chắn cho toàn bộ trái đất.

Tầng ozon được sinh ra từ các phân tử oxy bị  tác động của tia cực tím gây nên. Ozon là một dạng oxy đặc biệt, được cấu  thành từ ba nguyên tử oxi. Nguyên tử trong phân tử oxi bị một số loại phóng điện hoặc phóng xạ phân tách ra sau đó kết hợp lại với các phân tử oxy khác để tạo thành ozon. 

Tầng ozon giúp bảo vệ Trái Đất khỏi các tác hại từ các tia cực tím
Tầng ozon giúp bảo vệ Trái Đất khỏi các tác hại từ các tia cực tím

Trên thực tế, Ozon xuất hiện cả trên mặt đất, tuy nhiên với nồng độ thấp, chỉ ở tầng bình lưu thì nồng độ tập trung cao và hợp thành một tầng ozon bảo vệ trái đất. Tầng ozon chứa ít hơn 10 ppm ozone, còn nồng độ ozone trong toàn bộ bầu khí quyển của Trái Đất trung bình là khoảng 0,3 ppm. Tuy độ dày của nó thay đổi theo địa lý và mùa nhưng chúng được tìm thấy chủ yếu ở phần dưới tầng bình lưu, từ khoảng 15 đến 35 km trên Trái Đất.

Chúng có hai dạng tốt và xấu với những đặc điểm cụ thể như sau: 

  • Ozon tốt nằm ở phía trên tầng bình lưu, được hình thành từ tự nhiên,
  • Ozon xấu còn được gọi với cái tên ozon tầng đối lưu hoặc ozon tầng mặt đất. Chúng là kết quả hành động của con người, tạo ra từ phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.

Vai trò to lớn của tầng ozon

Ozon có vai trò quan trọng đối với trái đất, con người và môi trường sống xung quanh chúng ta. Chúng sẽ giúp hấp thụ các tia cực tím độc hại, không cho chúng chiếu xuống Trái Đất, nhằm bảo vệ sự sống và môi trường. Tia cực tím là những tia gây hại cho sức khỏe con người, nhờ sự che chắn của nó mà con người có thể tránh được các bệnh về ung thư, da, ngăn cản các tác động xấu lên sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thai.

Tầng ozon giúp bảo vệ, đem lại sự sống trên Trái Đất

Nếu không có tầng này, toàn bộ tia các cực tím gây hại trong ánh sáng mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất khiến cho thực vật bị cháy khô còn động vật, con người sẽ phải đối mặt với các vấn đề về da như bỏng da, cháy da thậm chí là bị ung thư da khi tiếp xúc với ánh mặt trời. UVA (hay sóng dài) gây ra tình trạng lão hóa và UVB ( hay sóng ngắn) sẽ gây ra tình trạng bỏng. Ngoài ra, tia UVC còn có sức công phá lớn nhất. Chỉ số tia cực tím rất cao ở các vùng xích đạo và cận xích đạo.

Tầng ozon giúp duy trì sự ổn định, ôn hòa của khí hậu:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc suy thoái của tầng ozon hoặc thủng  Ozon có tác động rất lớn tới biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Chính vì vậy, nó giúp duy trì khí hậu ổn định và ôn hòa cho các vùng trên Trái Đất là điều không thể không nhắc tới.

Vì sao tầng ozon bị thủng?

Hiện nay. việc suy giảm của tầng ozon đang ở đáng báo động mà nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm này được chia thành hai loại:

Nguyên nhân xuất phát đến từ thiên nhiên

Mặt trời, tầng bình lưu hay gió bị thay đổi sẽ khiến cho tầng ozon bị suy giảm. Tuy nhiên những tác động này chỉ là phần nhỏ và không vượt quá 2%. 

Nguyên nhân bắt nguồn từ các hoạt động con người

Con người giải phóng quá mức brom và clo từ các hợp chất nhân tạo như CCl4, CFC, CH3CCl3, halon, HCFC…Các chất khí này chính là các chất làm suy giảm tầng ozon và được gọi là ODS. Đối với khí CFC, con người sử dụng chúng làm khí trong tủ lạnh điều hòa rộng rãi. Sau đó, khi các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra khí này làm thủng tầng ozon, đặc biệt ở trầm trọng ở Nam Cực thì loại khí này bị cấm sử dụng trong các hoạt động sản xuất của con người.

Hoạt động con người là nguyên nhân khiến cho tầng ozon suy thoái
Hoạt động con người là nguyên nhân khiến cho tầng ozon suy thoái

Theo Conserve energy future cho biết: Các gốc tự do của brom và clo có phản ứng với phân tử ozon làm phá hủy cấu trúc phân tử dẫn đến việc suy giảm tầng ozon (1 nguyên tử clo phá vỡ được hơn 1,00.000 phân tử ozon, còn 1 nguyên tử Brom lại có khả năng phá vỡ được gấp 40 lần 1 nguyên tử clo)

Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân khiến cho thủng tầng ozon. Mà nguyên nhân chính của việc ô nhiễm không khí cũng xuất phát từ con người mà ra. Các hoạt động sản xuất kinh doanh như khói, bụi từ các nhà máy, xí nghiệp hay từ các phương tiện vận tải cùng những thói quen sinh hoạt bừa bãi của con người khiến cho không khí ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, làm ảnh hưởng tới tầng ozon.

Hậu quả nặng nề của việc suy giảm tầng ozon

Tầng ozon bị suy giảm có ảnh hưởng, tác động nhiều đến con người và  môi trường sống hiện nay.

Tầng ozon suy giảm ảnh hưởng đến con người

Các bệnh về da như ung thư da hay các khối u ác tính hình thành nhiều hơn là do việc suy giảm Ozon. Bên cạnh đó nếu tiếp xúc trực tiếp với tia UV sẽ có tác động xấu và gây các bệnh lý về mắt.

Tác động tiêu cực tới hệ sinh thái, thảm thực vật

Thủng tầng ozon sẽ phá vỡ cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Quá trình sinh trưởng cũng như làm giảm khả năng sinh sản của các loài cá, cua, tôm,… là do tia UV ngày càng tăng. Chúng còn làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật. 

Ô nhiễm không khí làm cho tầng ozon bị phá hủy
Ô nhiễm không khí làm cho tầng ozon bị phá hủy

Ảnh hưởng tới không khí

Khi tầng ozon suy giảm dẫn tới một lượng lớn các bức xạ của tia tử ngoại UVB đến mặt đất, xác phản ứng hóa học tăng lên và làm giảm chất lượng không khí, gây ra ô nhiễm, làm mất cân bằng khí quyển.

Ảnh hưởng tới các vật liệu

Các tia tử ngoại sẽ làm giảm tuổi thọ đối với các loại vật liệu đồng thời làm mất độ bền của chúng.

Hiện trạng tầng ozon

Trên thế giới, các nghiên cứu, theo dõi tầng ozon được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Từ những năm 1980 tại Nam Cực, lỗ thủng ngày một rộng ra do lượng khí CFC được thải ra quá nhiều. Năm 1956 ở vịnh Halley, Nam Cực, con người bắt đầu tiến hành đo đạc, theo dõi tầng ozon từ các trạm trên mặt đất. Năm 1979, NASA thực hiện đo lỗ thủng ozon bằng vệ tinh.

Trong năm 2000 và năm 2006, các lỗ ozon lớn nhất được ghi nhận vào có diện tích vào khoảng 29,8 và 29,6 triệu km vuông. Do sự rối loạn trong các lỗ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trong tầng bình lưu và đối lưu mà năm 2002 và 2004 lỗ ozone đo được là nhỏ hơn rất nhiều.

Lỗ thủng tầng ozon tín hiệu tích cực và được thu nhỏ vào năm 2019
Lỗ thủng tầng ozon tín hiệu tích cực và được thu nhỏ vào năm 2019

Từ năm 2011 cho đến nay: Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) theo dõi và cho biết ở Bắc Cực, lượng ozon trong tầng bình lưu giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng tầng ozon”. Như vậy, các vùng như Greenland, Scandinavia và Siberia ở Bắc Cực sẽ phải nhận lượng lớn các tia cực tím nguy hiểm từ Mặt Trời.

Vào ngày 11/9/2014, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng tầng ozon đang dần phục hồi sau nhiều năm suy thoái giúp bảo vệ Trái đất trước tác hại của tia cực tím.Trong vòng 35 năm qua, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận có những dấu hiệu tích cực từ tầng ozon, áo giáp phòng hộ của Trái đất trước các tác động, ảnh hưởng.

Các biện pháp ngăn chặn suy thoái tầng ozon

Việc thủng tầng ozon là vấn đề đáng quan tâm của cả toàn nhân loại. Các nước trên thế giới đang tích cực đưa ra các giải pháp để chung tay giải quyết vấn đề cấp thiết này.

Biện pháp của chính phủ

Vào tháng 3/1987 tại Montreal (Canada), nguyên thủ của quốc gia đã họp để thống nhất hành động, cùng đưa ra một chiến lược chung, và như vậy Nghị định thư Montreal được ra đời. Ban đầu có 24 quốc gia đầu tiên tham gia, càng ngày các nước càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cho đến nay toàn thể các nước là thành viên của Liên hợp quốc đã ký vào Nghị định với những  cam kết cụ thể của mình. 

Cứ định kỳ bốn năm một lần, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới cùng xem xét trạng thái của tầng ozon trong thời gian bốn năm vừa rồi..

Vào tháng 1 năm 1994, Việt Nam chính thức tham gia Nghị định thư Montreal. Nhờ các chính sách cương quyết, sáng suốt của Chính phủ, nỗ lực cố gắng của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như các cơ quan liên quan khác, sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng nhau đóng góp và hỗ trợ tài chính của quốc tế. 

Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và loại bỏ dần các chất hại có ảnh hưởng làm suy giảm tầng ozon góp phần làm chậm lại quá trình biến đổi của khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người và duy trì sự ổn định, cân bằng của nền kinh tế và các hệ sinh thái.

Cùng nhau bảo vệ góp phần xây dựng một tầng ozon xanh
Cùng nhau bảo vệ góp phần xây dựng một tầng ozon xanh

Con người cần chung tay

Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức tạo nên thế giới, vì thế, dù là những hành động nhỏ nhất nhưng cũng đóng góp phần nào trong việc ngăn chặn, làm chậm lại quá trình suy thoái của tầng ozon để bảo vệ môi trường xung quanh cũng như chính sự sống của mỗi chúng ta. Cụ thể bằng các hành động như sau:

  • Tự bảo vệ bản thân tránh khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đồng thời che chắn, mặc áo chống nắng, đeo kính, đội mũ nón cẩn thận trước khi đi ra ngoài trời.
  • Giảm các khí thải do phương tiện giao thông và các thiết bị khác thải ra bên ngoài bằng cách tăng việc đi bằng xe đạp hoặc cũng như bảo dưỡng định ki cho xe tránh gây ô nhiễm không khí.
  • Dù ở bất cứ đâu bạn cũng cần tiết kiệm năng lượng, nước
  • Tận dụng các nguồn ánh sáng từ tự nhiên nếu có thể.
  • Nên sử dụng các thiết bị  “không có khí CFC”.
  • Không nên phun sơn mà thay vào đó là quét, lăn sơn.
  • Nên tái chế sử dụng nhiều lần để hạn chế bao bì bằng nhựa xốp.

Kết luận

Tầng ozon có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố nguy hại từ bên ngoài. Việc suy giảm của tầng này có ảnh hưởng rất lớn vì vậy mỗi chúng ta cùng nhau nâng cao ý thức góp phần bảo vệ môi trường mang đến một môi trường xanh sạch đẹp.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất