Nạn đói 1945 – Hậu quả chiến tranh để lại ở Việt Nam

Nạn đói 1945 đã từng được ví như là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong lịch sử của dân tộc nước Việt Nam, vốn đã có quá nhiều đau thương và mất mát. Hơn 70 năm trôi qua, nhưng những nỗi đau để lại từ “sự hủy diệt khủng khiếp” ấy dường như vẫn còn đó và để tìm hiểu kỹ hơn về nạn đói này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân, hoàn cảnh của nạn đói 1945

Cho đến hiện tại, đã hơn 70 năm trôi qua, nhưng trong ký ức, tiềm thức của nhân dân Việt Nam, nạn chết đói năm 1945 vẫn còn là cơn ác mộng, nỗi đau nhức nhối, khó quên. Là một người yêu lịch sử chắc hẳn bạn sẽ biết về nạn đói lớn nhất của lịch sử Việt, nếu chưa hiểu rõ thì bạn  hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và hoàn cảnh, để biết vì sao đất nước lại rơi vào cảnh đói này.

Nguyên nhân gây ra vấn đề nạn đói 1945

Nguyên nhân trực tiếp là từ hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc chiếm đóng Việt Nam như: Nhật Bản, Pháp với mục đích phục vụ chiến tranh, nên đã lạm dụng, khai thác vào nông nghiệp lạc hậu, đói kém gây ra nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. 

Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo và tiến hành chở về nước thì thực dân Pháp lại dự trữ lương thực để phòng quân đồng minh chưa tới, phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm lược Việt Nam vào thời điểm sau này. Những biến động quân sự, chính trị liên tục xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất lương thực ở miền Bắc, vốn dĩ đã thiếu gạo nay lại càng bị đói.

Nguyên nhân gián tiếp là do các biện pháp quân sự hóa kinh tế với mục đích phục vụ chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh, đang bị xâm chiếm. Sau đó, Nhật Bản dùng vũ lực để loại bỏ Pháp khỏi Việt Nam và thực hiện các biện pháp bóc lột khốc liệt hơn, với mục đích khai thác phục vụ chiến tranh.

Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt và sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bên cạnh đó, bệnh dịch tả lây lan nhanh, rộng trong mùa lũ đã gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công cuộc chống nạn đói. 

Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân gây ra nạn đói 1945
Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân gây ra nạn đói 1945

Hoàn cảnh diễn ra nạn đói 1945

Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị, kinh tế, tình hình thời tiết ở miền Bắc cũng đã gây khó khăn trong việc chống nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán, côn trùng phá hoại, khiến sản lượng của vụ đông – xuân từ năm 1944, sản lượng bị giảm 20% so với thu hoạch của năm trước. Sau hạn hán là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa, vì vậy nạn đói bắt đầu lan dần.

Tình trạng địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến cho nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất để canh tác, vì vậy không có khả năng sản xuất đủ lương thực để nuôi gia đình. Nếu cả làng bị mất mùa và không vay mượn được bất kỳ ai thì tất cả nông dân nghèo trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói.

Vào mùa đông năm 1944 được xem là một mùa đông khắc nghiệt, giá rét khiến lúa, ruộng đất, hoa màu mất mùa, tạo ra những yếu tố tai ác, tai hại chồng chất giữa đống bối cảnh sau chiến tranh thế giới. Theo những người dân đã trải qua nạn đói ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình), vụ mùa ở năm 1944, lúa trên các cánh đồng, hàng trăm mẫu đều bị phá hoại nghiêm trọng do thời tiết tại đây quá khắc nghiệt. 

Trong thế chiến thứ hai, Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng và bị quân đồng minh cấm vận nhiều tuyến đường, dẫn đến hệ thống giao thông ở Liên bang Đông Dương bị hư hại nặng. Năm 1945, đường sắt xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa, đường từ Bắc vào Nam cũng bị phá hoại. 

Nạn đói 1945 diễn ra ở 32 tỉnh thành

Thảm họa nạn đói 1945 được bắt đầu từ tháng 10 năm 1944 kéo dài đến giữa năm 1945, làm cho người chết chất thành núi, la liệt ở các vỉa hè, lề đường. Người chết la liệt, người sống thì xanh xám, gầy, ốm nhom đi trên đường phố nhìn trông như những bóng ma. Có thể thấy rằng, đời sống nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ đã rất cơ cực, đầy sự khó khăn, túng quẫn. 

Nạn đói 1945 diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ tỉnh Quảng Trị trở ra. Trọng điểm của nạn đói là những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, có dân số tập trung đông đúc, có nhiều ruộng đất, có nhiều đất đai như các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. 

Nặng nhất của nạn đói 1945 chính là tỉnh Thái Bình, có xã có tỷ lệ người dân chết đói lên tới 2/3 dân số. Những làng làm nông nghiệp trù phú, làng nghề thủ công, làng chài ven biển, xóm câu,… đều ngập xác người chết đói, xác chết chất thành đống, nằm la liệt ngoài đường, ngoài đồng.

Thái Bình là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất trong nạn đói 1945 
Thái Bình là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất trong nạn đói 1945

Ảnh hưởng lâu dài từ nạn đói 1945

Vấn đề cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người trong 1.000 ngày đầu tiên sẽ có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ, xương, khả năng nhận thức của con người sau này. Bạn có thể thấy rằng nạn đói có khả năng đã tác động tới những người còn sống sót sau nạn đói nhiều năm sau đó, chứ không đơn thuần chỉ là số lượng người chết đói nhìn thấy được.

Để đánh giá ảnh hưởng, tác hại do nạn đói gây ra, diễn ra từ tháng 10/1944 đến tháng 5/1945, đến những người sinh ra vào thời gian này. TS. Hoàng Xuân Trung đã tập trung khảo sát những người thuộc nhóm người sinh ra từ tháng 10/1942 đến tháng 3/1946. Những người khi được sinh ra trong thời điểm này không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tối thiểu trong một bữa ăn.

Năm 1941- 1942, Pháp đã cam kết cung cấp cho Nhật khoảng một triệu tấn gạo trắng từ khu vực Đông Dương, buộc nông dân phải làm theo lệnh bán gạo cho chính quyền.  Trong đó, có nhiều người nông dân không đủ số lượng gạo bán còn phải mua trên thị trường với giá cao ngất ngưỡng để đủ “chỉ tiêu” bán cho nhà nước. 

Nạn đói 1945 lại trở nên khó khăn hơn, đưa người dân vào tình trạng đói nghèo gia tăng, con người trở nên ốm, gầy gò và chết vì đói. Việc này làm cho những trẻ em sinh ra trong giai đoạn 1944 – 1945 thường có thể trạng yếu ớt, dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến tính mạng.

Ảnh hưởng của nạn đói làm cho người chết la liệt ngoài đường  
Ảnh hưởng của nạn đói làm cho người chết la liệt ngoài đường

Tầng lớp phải chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nạn đói

Nạn đói 1945 gây tác động tất cả tầng lớp trong xã hội, trọng tâm là người dân nghèo, bần cùng, người lao động, đặc biệt nông dân không có ruộng đất chuyên đi làm thuê hay nông dân ít ruộng đất. Cuộc sống của hàng triệu người bị hủy diệt, nạn nhân bị chết đói nhiều nhất là người già, phụ nữ và trẻ em.

Để chống lại cái đói, cái chết được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, người dân ăn từ rau dại, củ chuối, vỏ của cây, thậm chí giết cả trâu bò, chó mèo. Còn những người dân chài thì ăn củ nâu, cá chết để có thể sinh sống qua ngày. Khi không còn gì ăn thì họ sẽ chấp nhận việc ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc thậm chí, thảm thương hơn là chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn. 

Cái chết của việc đói bụng sẽ đến một cách từ từ, dày vò vừa thể xác lẫn tinh thần của người đang chống chọi nạn đói. Cái đói khiến nhiều vấn đề xảy ra như cha bỏ con, tình người đứt đoạn, thân ai nấy lo, đi xin ăn không được thì xảy ra nhiều hành vi cướp giật, thậm chí ăn cả xác người mới chết vì đói. 

Ở những vùng quê, hàng nghìn hộ gia đình chết tất cả thành viên trong nhà, nhiều dòng họ của một nhà chỉ còn vài người sống sót. Vào tháng 3/1945, nạn đói 1945 đạt tới đỉnh điểm dẫn đến lũ lượt người ngược, kẻ xuôi chạy đói đến nhiều thành phố lớn, họ phải bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường. 

Người nông dân là tầng lớp chịu nhiều thiệt hại nạn đói 1945
Người nông dân là tầng lớp chịu nhiều thiệt hại nạn đói 1945

 

Nạn đói năm 45 – Tội ác chiến tranh

Hơn 70 năm trôi qua, nhưng trong ký ức nằm trong người dân Việt Nam, nạn đói 1945 được xem là một cơn ác mộng, một nỗi đau mỗi khi nhắc tới, khó quên. Trong 70 năm qua, những hố chôn người tập thể vẫn là nỗi ám ảnh, là nỗi đau đớn, khó có thể khôn nguôi của biết bao thế hệ mỗi khi nhắc đến. 

Trong ký ức của nhiều người sống tới hiện nay, vẫn còn sợ hãi mỗi khi nhớ tới hình ảnh những chiếc xe bò chở xác người trên đường phố Hà Nội buổi sáng sớm. Hình ảnh người chết vì đói nằm la liệt ở khắp các con đường, hình ảnh những người kiệt sức, mất sức sống, còng queo, dẫm đạp lên nhau để xin ăn…

Theo lời tường thuật của các nhân chứng được kể trong cuốn sách, nạn đói xảy ra rất khủng khiếp, nó kéo dài sự chết chóc, khiến nạn nhân bị các cơn đói giày vò, cảm thấy rằng sống không bằng chết. Nạn đói 1945 cũng chôn vùi nhân phẩm con người, làm con người mất tính người, diễn ra nhiều hành vi mất nhân tính. 

Đói thì phải đi ăn xin, rồi ăn xin không được thì thực hiện những hành vi ăn cướp, đi cướp giật, cuối cùng là giằng xé nhau, ăn thịt người. Lịch sử Đảng bộ các địa phương thống kê nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai. Những nhân chứng từng trải qua tai họa nạn đói 1945 thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến chỉ biết đau lòng, rưng rưng nước mắt.

Nạn đói 1945 được xem là chứng tích lịch sử Việt Nam 
Nạn đói 1945 được xem là chứng tích lịch sử Việt Nam

Kết luận 

Nạn đói 1945 đã gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ về mặt thể chất và kể cả mặt tinh thần của người dân Việt Nam, hiện nay nạn đói vẫn là nỗi đau oái ăm mỗi khi được nhớ đến. Hy vọng, qua bài viết người đọc sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam để biết trân trọng và cống hiến hơn cho đất nước, tưởng nhớ công lao của ông cha ta ngày xưa. 

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất