Bệnh đậu mùa khỉ – Những di chứng nặng nề mà bệnh để lại

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là dấu hiệu để xác định số lượng ca nhiễm. Do bệnh chưa lây lan nhanh nên các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm hiểu để biết rõ ngọn ngành nguyên nhân. Dưới đây là những thông tin cần thiết về đậu mùa khỉ bạn nên biết để có thể phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Virus đậu mùa khỉ không quá xa lạ, nó đã từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Loại virus này được tìm thấy ở Đan Mạch, trên những chú khỉ bị nhốt được dùng để nghiên cứu. Tại vườn quốc gia thuộc Zaire (Cộng hòa dân chủ Công) là nơi đầu tiên trên thế giới xuất hiện ca nhiễm virus đậu mùa khỉ đầu tiên vào năm 1970.

Bệnh đậu mùa khỉ có họ cùng với virus đậu mùa, nhưng có các dấu hiệu nhẹ hơn. Người nhiễm virus thường có các triệu chứng đi kèm như sốt, đau đầu, phát ban, đau họng… Các chuyên gia Y tế đã đưa ra khẳng định, đậu mùa khỉ có khả năng lây lan chậm và khó có thể bùng phát mạnh giống như Covid-19.

Virus đậu mùa khỉ là nguyên nhân gây ra bệnh
Virus đậu mùa khỉ là nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân, triệu chứng lây nhiễm và mức độ nguy hiểm

Giống như các dịch bệnh khác, đậu mùa khỉ cũng có nguyên nhân lây bệnh cùng với các triệu chứng rõ rệt đi kèm.

Nguyên nhân

Như có nói ở trên, virus chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo nghiên cứu, virus gây bệnh thuộc chi Orthopoxvirus họ Poxviridae. Bệnh được gọi với cái tên đậu mùa khỉ bởi loại virus này giống virus gây ra bệnh đậu mùa ở khỉ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cho dịch bùng phát không đến từ loài khỉ mà có thể loài gặm nhấm gây ra.

Triệu chứng lây nhiễm

Sau khi bị lây nhiễm virus, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh rồi mới có các biểu hiện rõ rệt hơn. Thời gian ủ bệnh sẽ thường từ 6 – 13 ngày, có những người sẽ lâu hơn kéo dài tới 21 ngày. Những triệu chứng sẽ gặp phải đầu tiên là sốt cao, đau đầu dữ dội, các cơ và lưng đau nhức, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi và nổi hạch sưng. Sốt cao có đi kèm với phát ban từ 1 – 3 ngày, đa số là xảy ra ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân thậm chí có những người còn phát ban ở mắt và cơ quan sinh dục.

Mức độ nguy hiểm

Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm phế quản, viêm mô não, nhiễm trùng giác mạc gây mất thị lực. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra các vết thương trên da bong thành mảng lớn, để lại sẹo. Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra được thống kê dao động khoảng 11%.

Trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ em là cao hơn bởi hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ thường kém và phát triển chưa hoàn thiện. Gần đây, tỷ lệ tỷ vong này giảm xuống đáng kể còn 3 – 6%. Có thể nói, đậu mùa khỉ có các triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng mọi người vẫn cần phải để ý và đề phòng chúng.

Bệnh đậu mùa khỉ thường có các biểu hiện phát ban, nổi hạch
Bệnh đậu mùa khỉ thường có các biểu hiện phát ban, nổi hạch

Chẩn đoán, hướng điều trị bệnh

Để có thể đưa ra các phương án chữa trị thích hợp thì người bệnh cần trải qua các bước chẩn đoán để có thể đánh giá tình hình và mức độ chung của bệnh.

Chẩn đoán

Quá trình chẩn đoán sẽ thường được thực hiện:

Thông thường, các bác sĩ sẽ quan tâm tới tiền sử bệnh án của bạn đầu tiên. Một số câu hỏi được đưa ra để có thể đánh giá cũng như xác định nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được yêu cầu làm một số việc như:

Xét nghiệm: Tại bước này, xét nghiệm PCR bằng mẫu chất lỏng hay các vết thương trên da sẽ được thực hiện để phát hiện virus đậu mùa khỉ có trong cơ thể bạn hay không.

Sinh thiết: Nếu khả năng lây nhiễm cao, bước sinh thiết này sẽ được yêu cầu thực hiện để có tính chính xác cao hơn.

Đối với bệnh đậu mùa khỉ, xét nghiệm máu thường không được thực hiện bởi virus đậu mùa khỉ chỉ lưu lại trong máu thời gian rất ngắn, khó có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu.

Điều trị

Sau khi chẩn đoán xong, dựa vào tình trạng bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa có phương pháp cũng như thuốc đặc trị riêng. Tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi nên bạn không phải quá lo lắng. 

Một số loại thuốc như: Thuốc codeforte, thuốc tecovirimat hay  brincidofovir (CMX001),… có khả năng chống lại virus đậu mùa trên khỉ có thể được sử dụng khi mắc bệnh. Ngoài ra cũng chưa có loại vắc xin riêng cho căn bệnh này, tuy nhiên FDA đã chấp thuận 2 loại vắc xin trong việc phòng ngừa là  Jynneos (Imvamune/Imvanex) và ACAM2000.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi nên không cần quá lo lắng
Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi nên không cần quá lo lắng

Vắc xin Jynneos (Imvamune)

Loại vắc xin này được sản xuất từ virus vaccinia có mối liên quan với virus đậu mùa khỉ nhưng khả năng gây hại thấp hơn. Vắc xin Jynneos sẽ đưa vào cơ thể những virus đã bị suy yếu, không thể gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, khi có một loại virus lạ xâm nhập vào, cơ thể sẽ nhận diện và tấn công lại, từ đó ghi nhớ cách phòng tránh khi một lần nữa virus này xâm nhập vào. Đây là một cách để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ và chỉ cần tiêm 2 mũi. Tuy nhiên nó sẽ đi kèm với một vài tác dụng phụ như đau nhức tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau đầu.

Vắc xin ACAM2000

Loại vắc xin này có trước Jynneos và cũng sử dụng virus đã bị suy yếu là virus vaccinia nhưng có thể làm lây nhiễm, phát triển số lượng ở người. Việc sử dụng loại vắc xin này tương đối khó khăn và nguy hiểm bởi ngoài những tác dụng phụ thông thường như mệt mỏi, đau nhức chỗ tiêm thì nó có thể gây ra cơ tim, mù lòa và từ vong nên không được khuyên sử dụng.

Những người đã tiêm vắc xin bệnh đậu mùa thì vẫn có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng sẽ có các triệu chứng nhẹ, ít chuyển biến nặng và để lại ít di chứng hơn.

Chưa có phương pháp, thuốc đặc trị riêng cho bệnh đậu mùa khỉ
Chưa có phương pháp, thuốc đặc trị riêng cho bệnh đậu mùa khỉ

Con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây nhiễm qua 3 nguyên nhân:

  • Do động vật lây sang người: Khi tiếp xúc trực tiếp với máu, tổn thương trên da, niêm mạc của những loài động vật đang nhiễm bệnh sẽ khiến người bị nhiễm bệnh. Cũng có thể do sử dụng thịt động vật bị bệnh mà không được chế biến cẩn thận.
  • Do người lây sang người: Mầm bệnh có thể lây do tiếp xúc gần với các tổn thương trên da, dịch tiết ra từ đường hô hấp của những người bị nhiễm bệnh hoặc đồ vật bị nhiễm virus.
  • Do từ mẹ lây sang con: Người mẹ nhiễm bệnh đang trong quá trình mang thai cũng sẽ khiến mầm bệnh lây sang thai nhi.

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây nhiễm qua các giọt bắn nhưng cần phải tiếp xúc ở khoảng cách gần và thời gian dài. Vì vậy, mọi người có thể chủ động phòng tranhs cho những người xung quanh.

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ cần xử lý như nào?

Khi có nghi ngờ bản thân bị lây nhiễm mầm bệnh do có tiếp xúc với người bệnh hoặc có các biểu hiện giống đậu mùa khỉ, bạn cần xử lý như sau:

  • Tự cách ly bản thân tại phòng riêng và tránh tiếp xúc với người khác, không quan hệ tình dục.
  • Liên hệ với các Cơ quan y tế địa phương về trường hợp cũng như bệnh tình để nhận được hướng dẫn và phương pháp xử lý phù hợp.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cũng như luôn giữ trạng thái thoải mái, tinh thần lạc quan.
  • Uống nhiều nước để thanh lọc và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

Di chứng mà bệnh đậu mùa khỉ để lại

Rất ít người biết tới những di chứng mà đậu mùa khỉ để lại, vì vậy, bạn hãy chú ý thông tin dưới đây nhé:

Tổn thương nặng nề

Mặc dù đã khỏi bệnh đậu mùa khỉ, nhưng người bệnh vẫn thường xuyên lo lắng và chờ đợi trong thời gian dài để các vết sẹo do căn bệnh này gây ra có mất hoàn toàn hay không. Phỏng vấn hơn 10 người đã từng nhiễm bệnh và người ta đã phát hiện ra những vết sẹo kéo dài còn gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý cho người bệnh.

Virus có thể khiến cho các mô nhạy cảm trong cơ thể bị tổn thương vĩnh viễn cùng các cơn đau dai dẳng và triệu chứng kéo dài khác. Dù đã cố gắng nghiên cứu những các bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Sự khan hiếm thông tin về loại bệnh này đã dẫn đến hậu quả không mong muốn trên.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại di chứng nặng nề về tâm lý
Bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại di chứng nặng nề về tâm lý

Có thể bạn quan tâm:

Lo ngại về ngoại hình

Khi mắc đậu mùa khỉ ngoài việc có khả năng cao mắc các bệnh như viêm các mô trực tràng, viêm tuyến tiền liệt, đau họng, không thể nuốt, nhiều bệnh nhân còn xuất hiện vết thương lớn kỳ lạ màu tím đen ở phần lỗ mũi. Tuy các tổn thương ở khu vực này đã lành nhưng vẫn để lại các vết sẹo rỗ xấu xí. Với các vết sẹo dày, sử dụng gel hoặc miếng dán silicon có thể khắc phục được phần nào nếu như điều trị sớm ngay từ khi chúng bắt đầu bong vảy. 

Bên cạnh đó có rất nhiều biện pháp tốn kém khác cũng có khả năng khắc phục tình trạng này tuy nhiên sẽ cần thời gian dài. Đặc biệt, những người có nước da sẫm màu hơn thì các tổn thương do đậu mùa khỉ gây ra sẽ cao hơn, vết thâm dài và lâu hơn và cần mất từ 3 – 12 tháng chúng mới mờ dần sẹo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người bệnh, gây ra mất tự tin,…

Kết luận

Bệnh đậu mùa khỉ vốn chỉ xuất hiện ở châu Phi nhưng nay đã lây lan ra nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Điều này khiến cho mọi người vô cùng lo lắng, hoang mang. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy chủ động hơn trong việc phòng tránh, không được chủ quan. Cần thường xuyên theo dõi thêm thông tin để cập nhật kiến thức cũng như chủ động chữa trị khi phát hiện có các biểu hiện bệnh.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất