San hô – Lá phổi kì diệu thanh lọc tạp chất của nước biển

San hô một loài sinh vật biển có lẽ đã không còn quá xa lạ với hầu hết mỗi người, có một điều dám khẳng định rằng mọi người đang đọc bài viết này chắc hẳn đều ít nhất dù chỉ là một lần nghe qua cái tên này và chính điều đó cũng đã chứng minh được mức độ nổi tiếng của san hô trong cộng đồng.

San hô và những thông tin chung cần biết

Có nhiều bạn cho rằng san hô thuộc lớp thực vật nhưng trên thực tế thì điều này không phải vậy, loài sinh vật biển này thuộc lớp động vật cụ thể chúng có một cái tên khoa học khác đó chính là Anthozoa, sinh vật biển này sẽ tồn tại dưới các thành phần nhỏ tập trung lại với nhau hay còn gọi là thể polip nhỏ. 

Và ở thời điểm hiện tại, san hô đang là một trong những đề tài được giới khoa học cực kỳ yêu thích khám phá, không những họ đang nỗ lực tìm cách phát triển rộng loại sinh vật này, đây là một điều cực kỳ cần thiết. 

Bởi vì cho đến hiện nay, con người vẫn không thể nào phủ nhận đi được những lợi ích mà san hô đem lại đối với việc điều hòa hệ sinh thái biển và nếu như sinh vật này biến mất thì gần như đó cũng chính là ngày tận thế của không chỉ các loài sinh vật biển khác mà thậm chỉ là con người.

San hô được nhiều người chú ý và quan tâm đến
San hô được nhiều người chú ý và quan tâm đến

San hô và những bí mật bạn cần nên biết

Cho đến tận thời điểm ngày hôm nay thì san hô luôn là một trong những sinh vật biển nhận được rất nhiều sự quan tâm của hầu hết tất cả mọi người trên thế giới, không những đây là một chủ đề hấp dẫn đối với giới khoa học mà nó còn là một sinh vật được con người bảo vệ và tích cực phát triển. 

San hô mang cho mình những cấu trúc hết sức đặc biệt

Do sự hình thành của các rạn san hô này đến sự kết hợp của các thể polip nhỏ và cứ mỗi chu kỳ là một đêm trăng rằm thì loại sinh vật biển này lại tiết ra một chất có công thức hóa học đó chính là CaCO3, nhưng mỗi một lần tiết ra như vậy là một lượng cực kì ít. 

Chính vì vậy để có thể có được một quần thể lớn như vậy thì phải trải qua một quãng thời gian cực kỳ dài, có khi đến cả ngàn năm nên chính vì vậy một khi loại sinh vật biển này đã chết đi thì sẽ mất rất lâu để có thể phục hồi trở lại như ban đầu. 

Nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng bậc nhất hành tinh

Theo một số tài liệu khoa học cho biết loài san hô là một trong những loài sinh vật biển sở hữu được cho mình một quần thể cấu trúc vô cùng độc đáo, điều này được hình thành là do đây không những là lá phổi kì diệu của biển cả mà nó còn là ngôi nhà trú ẩn của hàng vạn sinh vật biển khác. 

Theo thống kê của cục bảo vệ môi trường biển thì đây chính là nơi trú ngụ của hơn ¼ các loài sinh vật sống khác, nên chính vì thế mà nó có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thế giới biển. 

San hô có vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường biển
San hô có vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường biển

Lợi ích san hô đem lại là cực kì lớn 

Tính cho đến thời điểm hiện tại loại sinh vật biển kì diệu này đã tồn tại trên Trái Đất gần cả triệu năm nên chính vì vậy mà ít nhiều gì sự tồn tại của nó cũng sẽ có ảnh hưởng đến một phần trong đời sống của con người. 

Nhưng đa số các tác động mà nó mang lại cho con người lại đi theo hướng tích cực, một trong những điều mà thấy rõ nhất đó chính là loài sinh vật này có đóng góp cực kỳ to lớn trong việc điều hòa môi trường biển. 

Chính nhờ có san hô mà nước biển được trở nên sạch hơn và xanh hơn, cũng chính nhờ có nó mà các sinh vật biển khác có chỗ ở để có thể sinh sôi và phát triển từ đó cũng tạo nên sự đa dạng về số lượng loài trong quần thể sinh vật biển rộng lớn. 

San hô mang trong mình đặc điểm gì?

San hô hình thành và phát triển thành một quần thể rộng lớn là do quá trình sinh sản vô tính của các thể polip nhỏ, bên cạnh đó loài sinh vật biển kì diệu này còn sở hữu một hình thức sinh sản khác nữa đó chính là sinh sản hữu tính bằng việc phóng ra bên ngoài các giao tử một cách liên tục vào đêm rằm.

Các thể polip nhỏ này sẽ đồng thời tiết ra một chất được gọi là cacbonat calci, loại chất này khi tiếp xúc với nước biển sẽ lập tức cô đặc lại và tạo thành các cấu trúc cứng giống như xương.

Các nhà khoa học gọi các hình thể này đó chính là rạn san hô. Mỗi một nhánh của san hô sẽ được hình thành từ rất rất nhiều các thể polip nhỏ và kích thước của các thể polip này chỉ giao động với bán kính chỉ vài milimet.

Loài sinh vật biển này lấy nguồn dinh dưỡng chính chủ yếu là từ các sinh vật phù du, ngoài ra loài sinh vật này cũng cộng sinh với các loại tảo, các loại tảo này sẽ quan hợp với ánh sáng mặt trời tạo ra các chất dinh dưỡng để nuôi san hô.

Mất rất nhiều thời gian để hình thành một quần thể lớn
Mất rất nhiều thời gian để hình thành một quần thể lớn

San hô được phân chia thành các loại nào?

Tùy thuộc vào khu vực sinh trưởng và hình dáng phát triển mà loài sinh vật kỳ diệu này sẽ được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau, bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho các bạn về một số loại đang phổ biến trong cộng đồng hiện nay. 

San hô đỏ Konoi-Ngọn lửa của biển cả

Ngay từ cái tên cũng đã phần nào miêu tả được về hình dáng cũng như màu sắc của Konoi. Nó mang trong mình một hình ảnh như một ngọn lửa đang cháy rực cộng với một màu đỏ cực kì hút mắt. 

Tuy nhiên về đặc điểm sinh thái thì loài này được biết đến là loài có tuổi thọ khá lâu năm và bên cạnh đó tốc độ phát triển của nó cũng chậm hơn rất nhiều so với các loại khác. 

Nếu như các loại khác cần tảo cộng sinh để nhờ vào hiện tượng quang hợp của tảo để lấy chất dinh dưỡng thì đối với Konoi thì hoàn toàn không cần những điều đó, Konoi thông thường sẽ phân bố những nơi có độ sâu cực kì cao, cũng chính vì vậy mà chúng dần dần thích nghi với việc sống không cần có ánh sáng.

Hình dáng bên ngoài của Konoi cực kì đẹp nên chính vì thế mà nó thường hay khai thác trái phép cho mục đích thương mại nên chính vì vậy mà số lượng trong thiên nhiên của loài này hiện nay là cực kì ít và ngày càng khó tìm thấy. 

Tuy nhiên kể từ năm 2000, chính phủ của các nước đã bắt đầu ban hành các chính sách bảo vệ Konoi và đối với Việt Nam thì nhà nước đã cho Konoi vào sổ đỏ và đang tích cực tìm kiếm cũng như phát triển lại quần thể Konoi này.

San hô lỗ đỉnh hoa-Bông hồng của biển cả

Cái tên đã phần nào nào mô tả được vẻ đẹp mà loài sinh vật này sở hữu, lỗ đỉnh hoa mặc dù không sở hữu được một màu đỏ rực lửa của Konoi nhưng nó lại mang cho mình một màu xanh lam có thể xoa dịu mọi thứ. 

Bên cạnh đó cấu trúc của nó được cấu thành như những cánh hoa mọc thành từng cụm rồi tán đều qua các nhánh và các nhánh này lại bắt đầu lan tỏa theo chiều xoắn ra phần không gian bên ngoài. 

Mặc cho sở hữu một vẻ đẹp hết sức thu hút nhưng loài này lại có độ nhạy cảm cực kì cao, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong nhiệt độ của nước biển cũng đã khiến cho lỗ đỉnh hoa chết hàng loạt. 

Và lỗ đỉnh hoa cũng được khai thác trái phép cho mục đích thương mại chính vì vậy cho đến nay quần thể của chúng không còn xuất hiện nhiều trong thiên nhiên và con người cũng hiếm khi có thể thấy lại được chúng. 

Dễ nhạy cảm bởi sự thay đổi nhỏ từ môi trường
Dễ nhạy cảm bởi sự thay đổi nhỏ từ môi trường

San hô sừng cánh đẹp-Vẻ đẹp ngất ngây của biển cả

Nếu như cây liễu trên mặt đất được mệnh danh là vẻ đẹp tượng trưng cho mái tóc của đất liền thì đối với môi trường biển thì sừng cánh đẹp chính là đại diện cho mái tóc của biển cả.

Nếu như mới nhìn thấy lần đầu thì bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn sừng cánh đẹp chính là rong biển nhưng khi nhìn kỹ lại thì màu sắc mà sừng cánh đẹp sở hữu lại lung linh và thu hút hơn rất nhiều lần.

Không giống như những loài khác trong họ, đối với sừng cánh đẹp thì độ dài mà nó có thể đạt đến là lên tới hơn 1 mét, và những nhánh của nó đong đưa đồng đều trong nước biển và tạo nên một cảnh tượng hết sức tuyệt đẹp.

Tuy nhiên ngày nay với mức độ ô nhiễm cực kì nặng nề và môi trường sống của sừng cánh đẹp cũng trở nên ngày càng bị thu hẹp và loài này cũng đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.

Sự cộng sinh độc đáo của loài sinh vật biển 

Xung quanh các thể polip có các xúc tu siêu nhỏ, nhiệm vụ của các xúc tu này đó chính là tóm lấy các vi sinh vật có trong nước biển để từ đó làm nguồn dinh dưỡng để nuôi san hô

Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào vi sinh vật có trong nước thôi thì sẽ không đủ để giúp san hô phát triển một cách mạnh mẽ, do đó nguồn dinh dưỡng chính của nó sẽ đến từ việc cộng sinh với tảo biển.

Tảo biển sẽ bám vào các khớp xương sau đó chúng sẽ đóng vai trò như là lá cây và các nhánh của san hô sẽ như là thân cây, khi lá cây tiếp xúc với mặt trời thì sẽ xảy ra hiện tượng quang hợp từ đó sẽ tạo ra được lượng lớn chất dinh dưỡng.

Nguồn dinh dưỡng chính đến từ việc cộng sinh với tảo
Nguồn dinh dưỡng chính đến từ việc cộng sinh với tảo

Những lợi ích và tác hại của san hô mà bạn nên biết

Gần như “lá phổi của biển cả” sẽ không có bất cứ một tác động tiêu cực nào đến với môi trường cũng như là đời sống của con người mà ngược lại chính nó lại là thứ có thể giúp cải thiện chất lượng sống của con người.

Ngoài việc giúp điều hòa khí hậu biển và làm phong phú thêm quần thể sinh vật biển mà loài vật này còn giúp thanh lọc hàng tấn nước biển mỗi ngày, chính nhờ có san hô mà nước biển mới mang trong mình một màu xanh thuần khiết đến như thế.

Kết luận

San hô một trong những loại sinh vật biển có lẽ đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái biển hiện nay, một khi san hô đã biến mất thì đồng nghĩa với sự sống của Trái Đất này cũng đang nằm trên bờ vực của sự đe dọa, vì vậy hãy cùng nhau chung tay bảo vệ lá phổi của biển cả này. 

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất