Bệnh phong trước kia và hiện tại đều đang là nỗi ám ảnh rất lớn của toàn nhân loại. Rất nhiều người trong xã hội hiện nay đều đang xa lánh và kỳ thị không muốn tiếp xúc với người mắc căn bệnh này. Tham khảo nội dung được bật mí dưới đây để nắm chắc được cách điều trị cũng như phân loại, dấu hiệu nhận biết bệnh.
Tìm hiểu về bệnh phong – căn bệnh khiếp sợ
Phong được biết là loại bệnh có lây, khó điều trị với nguyên nhân gây nên từ vi khuẩn Mycobacterium Leprae. Cơ chế lây truyền của căn bệnh này hiện vẫn chưa một ai xác minh được đúng chính xác như thế nào.
Đôi nét thông tin về bệnh
Thời gian gần đây nhiều thông tin cho thấy rằng bệnh phong truyền nhiễm trực tiếp thông qua việc tiếp xúc gần với người mắc. Vi khuẩn này sẽ lây lan thông qua đường hô hấp nếu bạn tiếp xúc gần hoặc nuốt phải nước bọt, máu của người đang bị bệnh.
Một tác nhân nữa cũng căn bệnh này là thông qua côn trùng cắn hoặc đốt tức là từ vật trung gian lây truyền. Nếu mắc phải bệnh phong tất cả các dây thần kinh tại chi và mũi sẽ bị tấn công đầu tiên gây nên tình trạng lở loét, cơ suy yếu hay rụng đốt ngón tay chân.
Người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị tàn tật vĩnh viễn không thể điều trị. Một số biến chứng đặc biệt nguy hiểm của loại bệnh như tình trạng rụng tóc, lông mày, long mi hay nghẹt mũi mãn tính, hay chảy máu cam, bị viêm mống mắt hoặc đau mắt thường xuyên. Nặng hơn là bệnh nhân bị biến chứng suy thận và không có năng lực sinh lý.
Bệnh phong sẽ phát ra bên ngoài sau bao lâu?
Phong khiến người bệnh bị xã hội xa lánh bởi tính chất nghiêm trọng của nó, tất cả dây thần kinh ngoại biên của người bệnh bị tổn thương rất nặng. Trường hợp nếu không may vi khuẩn tấn công mắt đầu tiên thì sẽ xuất hiện tình trạng đau hoặc tăng nhãn áp.
Thời gian ủ bệnh của bệnh phong rất lâu có thể tử 10 đến 20 năm, tùy từng đối tượng có thể thấp hơn. Khi có biến chứng rõ ràng hầu hết mọi người mới có thể biết và đi khám, lúc này khó để điều trị được vì đã đến giai đoạn diễn tiến nặng.
Một số trường hợp do không phát hiện được kịp và điều trị nguyên nhân là do thời gian ủ bệnh rất dài. Những người nhanh nhất cũng phải 3 đến 5 năm mới có triệu chứng rõ rệt và bắt đầu điều trị.
Làm thế nào để nhận biết được chính xác Phong?
Nếu mắc bệnh phong đến giai đoạn phát bệnh sẽ có nhiều triệu chứng mà bạn dễ dàng nhận biết được. Trường hợp mắc có thể xuất hiện từ một cho đến nhiều dấu hiệu khác nhau, cụ thể gồm có:
- Phần da bị tổn thương xuất hiện nên hiện tượng mất cảm giác tại bộ phận này.
- Nhiều đốm màu lạ thấy trên da của bạn thể hiện dấu hiệu bất thường.
- Tất cả các cơ chân và tay đều yếu hơn đặc biệt là phần bắp chân và ở bàn tay, bàn chân.
Tất cả những tổn thương ở da sẽ xuất hiện đơn hoặc rất nhiều với màu sắc đặc trưng là hồng hoặc đỏ. Những dấu hiệu này có thể dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt của da, màu khác nhau và có bị nổi nhiều vết mẩn đỏ hoặc sần sùi khác nhau. Về việc mất cảm giác đi cùng yếu cơ chính là hệ quả của tất cả những tổn thương đến từ dây thần kinh do vi khuẩn tấn công.
Bệnh phong có cái tên là Hansen, mặc dù được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhưng cũng không phải tiếp xúc nói chuyện là sẽ lây. Thường những người lớn tuổi hay mắc phải nó, sức khỏe yếu sẽ dẫn đến cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng xuất hiện thêm nhiều bệnh liên quan.
Tùy theo từng loại Lepromatous hay Tuberculoid thì sẽ có các triệu chứng lâm sàng không giống nhau. Cụ thể một số triệu chứng cơ bản của căn bệnh nguy hiểm này như sau:
Những dấu hiệu cơ bản về thần kinh
- Phần xuất hiện tổn thương sẽ bị mất dần cảm giác đau hay xúc giác, có dấu hiệu rộp đỏ lên từng mảng, phần u phong lúc này được phát hiện qua kim thử cảm giác hay áp nước lạnh, nóng vào mà không thấy phản ứng gì.
- Phong thường sẽ viêm, sưng to tại vị trí các dây thần kinh cổ nông, thần kinh trụ, hông khoeo hoặc xuất hiện tình trạng sưng li ti lên như một chuỗi các hạt.
Các triệu chứng về vận động của bệnh phong như thế nào?
- Phần cơ đầu chi hay có thể là cơ cẳng chân, cẳng tay, cơ giun có thể bị teo dẫn đến việc đi lại hay cầm nắm trở nên khó khăn.
- Dây thần kinh bị liệt khiến người bệnh rơi vào tình trạng đi lết và thậm chí ngồi 1 chỗ không đi lại được.
Dấu hiệu dễ thấy bên ngoài da
Ngược mắc Phong thường sẽ có một số vết đỏ hồng thường gặp bên trên da. Một số đối tượng thấy vết rát trắng có màu bạc rất nhiều trên cơ thể. Đây chính là dấu hiệu thể hiện có thể bệnh phong đang tồn tại trên người bạn.
- Thấy rát đỏ, phần giới hạn không rõ và không gồ cao bên trên bề mặt da.
- Có mảng củ màu đỏ và phần bờ thấy rõ giới hạn, cao lên hoặc nổi như hạt đỗ sau này có để lại sẹo.
- Mảng cộp ( u phong) khi nhấn vào sẽ cộp lên và ăn trực tiếp vào lông mày, có màu đỏ sẫm gồ cao trên bề mặt da căng bóng và phần giới hạn không rõ ràng nên được gọi là bộ mặt sư tử.
Triệu chứng liên quan đến rối loạn dinh dưỡng
- Tay chân và phần móng của người bệnh phong bị thối rất nghiêm trọng khó vận động.
- Tại bàn chân hay xuất hiện tình trạng loét ổ gà và bàn tay nơi đè nén nhiều mất cảm giác đau nhưng vết thương hoặc bị loét sẽ mãi không khỏi.
- Bị rụng các đốt ngón tay và ngón chân, lông mày.
- Hay xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn là suy thận do các bộ phận bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Những loại bệnh phong phổ biến hiện tại
Bệnh hiện đang tồn tại dưới nhiều thể khác nhau nhưng được biết vào năm 1953 trong một hội nghị phòng chống phong đã phân chia nó thành 4 thể gồm thể chủ, vô định, trung gian và thể u. Dựa trên sự phân chia của những triệu chứng và vết loét tạo nên và đối với mỗi thể mức độ nguy hiểm sẽ cũng theo cấp độ nhất định.
Bệnh nhân sẽ phải xác định cụ thể tình trạng hiện tại của bệnh và chọn cho mình phương pháp điều trị cụ thể đảm bảo hiệu quả. Chi tiết gồm có các thể bệnh phong được phân loại như sau:
Thể vô định
Thể vô định chính là cấp độ được đánh giá nhẹ nhất đối với căn bệnh này và lúc này các triệu chứng thường thấy là có mảng da chuyển sang màu nhạt hơn nếu so sánh với bình thường. Lúc này người bệnh có dây thần kinh bị tổn thương khá ít và đôi lúc xuất hiện dấu hiệu bị tê liệt tại khu vực này.
Phân chia chi tiết theo mức độ bệnh
Theo mức độ của bệnh phong thì sẽ được chia thành từng mức level như sau:
- Mức độ 1: Phần trên của da có nhiều đốm màu không lồi mà như sắc tố trên da, ngừo bị tê liệt ở thể nhẹ.
- Mức độ 2: Xuất hiện nhiều tổn thương giống y hệt với cấp 1, được đánh giá là nhẹ nhưng số lượng người mắc phải nhiều hơn.
- Cấp độ 3 nghĩa là người bệnh có một số mảng đỏ trên phần da cơ thể, người tê và sưng phần hạch bạch huyết.
- Mức độ 4: Có một số tổn thương da bao gồm tổn thương da phẳng hay nổi da gà hoặc nốt sần… gây nên cảm giác tê bì chân tay.
- Mức độ 5: Người mắc phong có nhiều biển hiện nghiêm trọng trên các chi bao gồm rụng tóc, lông mày, mi và rụng các đốt ngón tay, ngón chân lúc này thường hay gọi là hủi.
Bệnh được chia theo nhóm vi khuẩn
Tổ chức Y tế thế giới WHO hiện đang phân loại bệnh phong dựa theo số lượng vi khuẩn bên trong cơ thể. Chi tiết sẽ được 2 nhóm là ít và nhiều vi khuẩn gồm:
- Nhóm ít vi khuẩn tức là người bệnh sẽ có kết quả lúc xét nghiệm ra âm tính và tối đa sẽ chỉ có 5 tổn thương.
- Đối với nhóm nhiều vi khuẩn thường có nhiều hơn 5 tổn thương biểu hiện ra bên ngoài, xét nghiệm cho kết quả dương tính ngay.
Làm thế nào để chẩn đoán đúng người mắc Phong
Thường người mắc bệnh này sẽ có thể được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên để chắc chắn hầu hết bác sĩ đều yêu cầu sinh tiết phần da hoặc tổn thương tại vết loét trên người bệnh để xét nghiệm vi khuẩn.
Việc xét nghiệm da để chẩn đoán bệnh phong sẽ được tiến hành để xác định loại bệnh bằng cách thực hiện tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh giống với vacxin trên da cụ thể là tại cẳng tay trên. Đối với cách này cả những người đang mắc cấp 1 và 2 đều sẽ có kết quả dương tính để điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh phong thông qua phương pháp nào?
Tổ chức WHO phát triển một phương pháp “đa trị liệu” vào năm 1995 và công bố rộng rãi để chữa trị tất các bệnh nhân mắc bệnh phong trên toàn thế giới. có một số loại kháng sinh để điều trị căn bệnh này thông qua việc diệt tất cả các vi khuẩn gây nên. Những loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng có Dapsone (hay Aczone), Rifampin, Clofazimine , Minocycline, Ofloxacin.
Ngoài ra người mắc phong còn được kê các loại thuốc giúp hỗ trợ chống viêm như là prednison, aspirin hoặc thalidomide… Thời gian điều trị có thể là vài tháng với thể nhẹ hoặc lên tới vài năm khi bệnh nặng, nếu đã đến giai đoạn rụng đốt gần như mọi can thiệp đều không có tác dụng.
Những biện pháp giúp phòng bệnh phong hiệu quả nhất
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vacxin để tiêm phòng bệnh phong vì thế nên tất cả chúng ra cần phòng bệnh cẩn thận bởi việc này dễ dàng hơn nhiều so với việc chữa, cụ thể:
- Hãy luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, tắm rửa và môi trường xung quanh cũng như vậy.
- Trường hợp không máy bị mắc bệnh mọi người cần giữ bình tĩnh và luôn có tinh thần vui tươi nhất tránh tâm trạng ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe.
- Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu lạ nào hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám phát hiện kịp thời sớm nhất.
Tổng kết
Bệnh phong nếu bạn phát hiện được từ sớm vào giai đoạn 1, 2 hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm nếu sử dụng cách điều trị phù hợp. Bởi thế nên mọi người cần cẩn thận chú ý tới các biến đổi của bản thân để kịp thời có hướng xử lý chính xác nhất.