Cháy rừng – Thiệt hại lớn do cháy rừng và cách phòng tránh

Rừng là lá phổi xanh của các sinh vật sinh sống trên Trái Đất nhưng hiện nay diện tích rừng còn rất ít bởi sự khai thác, chặt phá trái phép của con người. Diện tích rừng bị thu hẹp khiến cho khí hậu thay đổi, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài gây ra khô hạn và cháy rừng. Chúng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn con người.

Những vụ cháy rừng kinh hoàng

Cháy rừng là hiện tượng các ngọn lửa phát ra trong rừng làm phá hủy một phần hoặc toàn bộ khu rừng. Khi cháy xảy ra, khói xám xịt bốc lên cao bao phủ cả khoảng không và lan rộng ra nhiều nơi gây ra nhiều thiệt hại to lớn. Trên thế giới đã có rất nhiều vụ cháy khủng khiếp khiến người ta ám ảnh mãi.

Có thể bạn quan tâm:

Cháy rừng tại bang California

Vụ cháy xảy ra năm 2018 tại bang California là sự tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử. Thống kê cho thấy trong năm 2018 có tới 7.579 vụ cháy đã phá hủy toàn bộ 1.667.855 mẫu Anh (tương đương 6.749.57km²) rừng và thiệt hại hơn 2.975 triệu USD. 

Vào thời gian tháng 7 – tháng 8 năm 2018, một loạt các vụ cháy rừng lớn liên tiếp xảy ra khắp bang California và gây ra thảm họa quốc gia. Vào tháng 11/2018, gió phơn lại tiếp tục gây ra đợt cháy lớn ở toàn bang. Dù đã huy động tới 6.000 lính chữa cháy cùng các phương tiện tối ưu nhưng phải hơn 3 tuần liền mới có thể khống chế được vụ cháy này. 

Nó đã khiến cho 84 người thiệt mạng, phá hủy 680km² với 20.000 ngôi nhà và hơn 1000 người mất tích. Thảm kịch cháy rừng này đã được tổng thống Mỹ, Donald Trump tuyên bố là “thảm họa nghiêm trọng” đồng thời huy động lực lượng đến hỗ trợ nhằm khôi phục những vùng bị ảnh hưởng.

Cháy rừng xảy ra ngày một nhiều và khó kiểm soát
Cháy rừng xảy ra ngày một nhiều và khó kiểm soát

Cháy rừng tại Trung Quốc

Vụ cháy bất ngờ xảy ra vào ngày 30/3/2019 tại làng Lập Nhĩ thuộc thị trấn Nhã Lung Giang, Mộc Lý, Lương Sơn, Tứ Xuyên. Ngọn lửa bùng cháy cao tới  3,8m cùng với địa hình hiểm trở, dốc thẳng đứng và thung lũng sâu thẳm. Vụ cháy rừng này được xác định do sét đánh. 

Có tới 689 nhân viên chữa cháy đến giải cứu khu rừng nguyên sinh ở độ cao 4.000m. Nhưng do lực gió cũng như hướng gió thay đổi đột ngột làm cho đám cháy lan rộng khắp khu rừng và khiến cho 30 nhân viên bị thiệt mạng tại hiện trường.

Cháy rừng tại Hy Lạp

Đám cháy xảy ra vào tối 23/7/2018 ở thị trấn Rafina, Hy Lạp và nhanh chóng lan rộng ra khu nghỉ dưỡng Mati nổi tiếng khiến cho nhiều người phải nhảy xuống biển. Vụ cháy rừng này là một thảm kịch quốc gia gây ra tổn thất lớn về người. Hơn 600 lính chữa cháy cùng 300 phương tiện đã tham gia dập tắt đám cháy. 

Nhiều tuyến đường cao tốc lớn đã phải đóng cửa do ảnh hưởng của khói đen dày đặc hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông. Đám cháy đã khiến cho 74 người thiệt mạng, 187 người bị thương với 23 trẻ em và hàng trăm người mất tích. Vụ này đã trở thành bi kịch và Hy Lạp tuyên bố 3 ngày quốc tang nhằm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong vụ cháy này.

Cháy rừng xảy ra do đâu?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân của việc cháy rừng với các nguyên nhân chính sau:

Do tác động con người, động vật

Con người có trách nhiệm lớn trong các vụ cháy rừng. Việc chặt phá rừng, khai thác gỗ, các quặng mỏ cùng với các tàn thuốc lá đang cháy dở bị ném vào rừng là nguyên nhân khiến cho các đám cháy xảy ra trên diện tích rộng. Các loài động vật, côn trùng cũng góp phần phá hủy tới cây cối, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và sinh trưởng khiến cho rừng dễ bị bắt lửa hơn. 

Khi mùa hè kéo dài nhiệt độ tăng cao, côn trùng sinh sản nhanh và nhiều hơn và phá hủy rừng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, những hiện tượng tự nhiên như mưa axit, sét đánh cũng là nguyên nhân gây ra cháy rừng.

Cháy rừng lan rộng, khó dập tắt gây hậu quả nghiêm trọng
Cháy rừng lan rộng, khó dập tắt gây hậu quả nghiêm trọng

Thay đổi khí hậu

Sự biến đổi rõ rệt của khí hậu, nhiệt độ tăng cao, thay đổi thất thường với biên độ dao động mạnh khiến cho mùa hè hay mùa khô của các nước trên thế giới diễn ra khắc nghiệt và kéo dài hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để những vụ cháy rừng với diện tích lớn xảy ra đem đến hậu quả nghiêm trọng.

Nền nhiệt cao

Nhiệt độ luôn ở mức trên 40 độ C rất dễ gây ra cháy rừng. Các khu rừng vào mùa hanh khô sẽ có các dấu hiệu: Cây khô héo, lá rụng, trơ lại cành và gốc cây rất dễ bén lửa cùng với tác động của gió sẽ khiến cho toàn bộ khu rừng bị thiêu rụi nhanh chóng. 

Nhiệt độ tăng cao làm nước bốc hơi nhanh, độ ẩm không khí, đất đai giảm mạnh, bên cạnh đó, nhiệt cao làm cho băng tuyết tan sớm hơn làm cho đất đai bị khô cằn trong thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi xảy ra các đám cháy.

Vòng tuần hoàn

Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng là do sự biến đổi của khí hậu, thế nhưng nguyên nhân gây ra những thay đổi ấy lại xuất phát một phần từ các vụ cháy.

Cháy rừng để lại hậu quả gì?

Rất nhiều hậu quả liên đới mà cháy rừng có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội cũng như kinh tế phát triển.

Làm mất cân bằng hệ sinh thái

Cháy rừng sẽ thiêu rụi toài bộ các loài sinh vật đang sinh sống trong khu rừng, nó phá hủy toàn bộ môi trường sống. Nó cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng của các loài động vật quý hiếm ngày một ít, làm mất đi sự cân bằng vốn có trong hệ sinh thái.

Ô nhiễm không khí

Cháy rừng xảy ra sẽ thải trực tiếp các khí độc hại vào trong môi trường như oxit nito, cacbon monoxit,… khiến cho chỉ số AQI tăng cao, không khí bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống. Nó là một phần nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến cho khí hậu trở nên ngày càng khắc nghiệt, khó lường hơn.

Cháy rừng phá hủy toàn bộ môi trường sống của động, thực vật
Cháy rừng phá hủy toàn bộ môi trường sống của động, thực vật

Ảnh hưởng tới kinh tế

Rừng là nguồn tài nguyên vô giá của các quốc gia, những vụ cháy đã làm phá hủy nguồn tài nguyên ấy một cách mạnh mẽ. Đồng thời, cháy rừng kéo dài, khó dập tắt sẽ gây ra hao tổn các nguồn lực, để lại hậu quả nghiêm trọng về người và kinh tế. Đồng thời, phá hủy các động vật, cùng thảm sinh vật quý hiếm có giá trị cao…

Biện pháp phòng chống, giảm thiểu cháy rừng

Cháy rừng phá hủy sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và đời sống của con người, vì vậy, mỗi người cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phòng chống rừng khỏi các vụ cháy.

Nâng cao nhận thức

  • Tuyên truyền và giáo dục thường xuyên pháp luật về cháy rừng cho người dân để có có ý thức cũng như có các biện pháp xử lý khi gặp phải các vụ cháy.
  • Tổ chức họp, vận động người dân ký cam kết trong việc xử lý đốt nương rẫy để tránh lửa lan ra các khu rừng. 
  • Với các chủ rừng khi tham gia trồng rừng, cần cam kết trong công tác phòng chống cháy nổ và có kế hoạch cho việc khoanh nuôi tái sinh.
  • Quy hoạch sản xuất nương rẫy theo vùng hợp lý, không đốt nương rẫy bừa bãi

Kiểm tra bảo vệ rừng

  • Kiểm lâm phải tăng cường và kiểm soát các biện pháp trong công tác phòng chống cháy nổ.
  • Giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt những người ra vào rừng.
  • Phát hiện sớm cùng với xử lý nhanh chóng các những vụ cháy khi mới xảy ra.
  • Phân công, sắp xếp, thường xuyên kiểm tra, canh gác vào các mùa cao điểm, nắng nóng kéo dài.
  • Thường xuyên theo dõi thời tiết để có được những dự đoán để từ đó chủ động hơn trong công tác phòng và chữa cháy.
Cần có các biện pháp phòng chống và các ứng phó xử lý cháy rừng
Cần có các biện pháp phòng chống và các ứng phó xử lý cháy rừng

Khi gặp cháy rừng, cần làm gì?

Khi đang ở gần đám cháy, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó và sinh tồn cần thiết để bảo vệ bản thân.

Cân bằng tâm trạng

Cháy rừng thường bất ngờ xảy ra nếu bạn đi vào rừng không đúng thời điểm. Lúc này, bạn cần thật bình tĩnh, tỉnh táo, đừng quá hoảng loạn để có thể đưa ra được những phương hướng xử lý, giải quyết đúng đắn.

Liên lạc với cứu hộ

Khi đã giữ cho bản thân được bình tĩnh, bạn cần làm tiếp theo là liên hệ với lực lượng cứu hộ để họ đến giải cứu. Bạn cũng có thể liên hệ với kiểm lâm hay ban quản lý của khu rừng để họ biết được có cháy rừng cũng như tình hình cụ thể để họ nắm được và có hướng xử lý phù hợp.

Chọn hướng đi

Hướng gió sẽ làm cho cháy rừng lan rộng một cách nhanh chóng vì vậy, bạn cần quan sát hướng gió và đi ngược lại. Bạn nên đi theo các con đường da, dọc dác dòng suối,… vì những lỗi này có khả năng hạn chế được cháy. Không nên đi men theo các hẻm núi vì dễ bị chấn thương và cần tránh xa đám cháy nhất có thể.

Khi gặp cháy rừng, hãy thật bình tĩnh để phân tích
Khi gặp cháy rừng, hãy thật bình tĩnh để phân tích

Tìm nơi trú ẩn

Sau khi chọn được hướng đi ngược chiều gió, bạn cần nhanh chóng tìm cho mình nơi trú ẩn an toàn. Nên chọn những khu vực có lòng sông cạn, khu đất trống hoặc bãi cát rộng. Tuyệt đối không được chọn những nơi các cành cây khô vì rất dễ bị bén lửa. Nếu bạn chọn những nơi nhiều cây, gỗ thì cần nhanh dọn dẹp để hạn chế tối đa đám cháy lan ra. Còn nếu tìm được nguồn nước như sông suối, hãy hạ người và ngâm mình trong nước như thế sẽ hạn chế rất tốt đám cháy đến chỗ bạn.

Bảo vệ bản thân

  • Không nên chạy ra khỏi vùng an toàn trước khi đám cháy được xử lý. còn nếu ở quá gần đám cháy và không kịp ứng phó, bạn cần nằm úp xuống, bàn chân hướng về đám cháy, dùng khăn ẩm hay áo để bịt mũi, miệng; hạn chế hít phải khói độc hại gây thiếu oxy, khó thở.
  • Tranh thủ thời gian để đào 1 rãnh nhỏ, dùng đất cát để phủ lên người làm giảm lượng nhiệt từ cháy rừng tác động lên cơ thể.
  • Khi thấy ngọn lửa đã yếu dần, hoặc đám cháy đã được xử lý thì hãy nhanh chóng chạy thoát ra vùng nguy hiểm. Chú ý tránh những nơi có nhiều cây cối bị đổ gãy bởi bạn sẽ dễ gặp phải chấn thương.

Kết luận

Dù cháy rừng không hoàn toàn xấu, nó có thể là hiện tượng tự nhiên có lợi ích cho hệ sinh thái nhưng những đám cháy xảy ra tràn lan với diện tích rộng ngày càng khó kiểm soát, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất