Nguyên nhân biến đổi khí hậu đáng báo động nhất hiện nay vẫn là do tác động của quá trình công nghiệp hóa và diện tích rừng dần bị thu hẹp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu hay môi trường sống mà nếu không được khắc phục đúng cách,nó sẽ để lại rất nhiều hậu quả khó lường. Hãy cùng bài viết phân tích sâu hơn về đề tài trên nhé.
Quá trình công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang là mục tiêu phát triển của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bên cạnh những lợi ích tốt đẹp mà quá trình này mang lại thì song song với đó, nó vẫn tồn tại không ít bất cập.
Trước hết, vì muốn đưa nền kinh tế – xã hội của đất nước mình đi lên một tầm cao mới, đã có không ít nhà chức trách sẵn sàng bất chấp bỏ qua mọi cam kết về bảo vệ môi trường đã được đưa ra ở quá khứ. Điểm đáng chú ý này đã vô tình trở thành tác nhân lớn nhất thúc đẩy tình trạng công nghiệp hóa vượt ngoài tầm kiểm soát.
Thứ hai, không chỉ riêng tại Việt Nam mà ngay cả một số quốc gia đã phát triển hiện nay, lượng bụi mịn và khí độc luôn nằm ở mức báo động. Theo thống kê, ở nước ta hiện đang có 3 nguồn phát sinh khí thải công nghiệp lớn.
Ngành nhiệt điện
Theo báo cáo vào đầu năm 2022 của cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, các nhà máy sản xuất nhiệt điện ở miền Bắc nước ta đã thải ra ngoài môi trường tổng cộng gần 5 triệu tấn khí độc và khoảng 5 ngàn tấn bụi. Trong đó khí C02 chiếm 4 triệu tấn, SO2 chiếm 20.000 tấn, NOx chiếm 8.000 tấn.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu đến từ ngành khai thác than
Đây là khoáng sản quý hiếm,được khai thác và chế biến để phục vụ nhiều mục đích khác nhau của con người. Mỗi năm, các nhà máy sản xuất than liên tục thải ra ngoài môi trường lượng lớn bụi TSP, bụi PM10, lượng lớn C02, CO và SO2.
Ngành sản xuất thép
Hầu hết các nhà máy sản xuất thép hiện nay đều hoạt động với công suất lớn nhưng lại không hề sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Theo ước tính, cứ 1 tấn thép được sản xuất thành công sẽ tương đương với khoảng 10.000 mét khối khí thải, 100kg bụi và hàng tấn chất gây ô nhiễm khác.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu bạn đã biết?
Rừng được ví như món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài người chúng ta. Ngoài đóng vai trò cung cấp khí oxy cho các hoạt động sống, đây còn là “nhà” của rất nhiều loại động thực vật, là “lá phổi xanh” che chắn cho cả thế giới. Mặc dù vậy, có một sự thật đáng buồn là trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng đang tăng cao kỷ lục.
Chặt phá rừng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết đều đến từ con người và sự thiếu quyết đoán trong công tác quản lý của các Bộ ngành có liên quan.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu đến từ lâm tặc chặt phá rừng
Điều 189 Bộ luật hình sự đã quy định rất rõ về tội hủy hoại rừng. Theo đó, nếu có hành vi phá rừng trái phép, người phạm tội phải chịu mức xử phạt hành chính ít nhất 10 triệu đồng cùng với thời gian cải tạo không giam giữ theo quy định. Mặc dù vậy, nó dường như vẫn chưa phải là biện pháp “tối thượng”để ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng.
Minh chứng cho nhận đinh trên, từ năm 2017 đến nay đã phát hiện tổng cộng gần 800 vụ lâm tặc lợi dụng sơ hở chặt phá hơn 400 hecta rừng. Con số này được cho là tăng 50% so với cùng kỳ năm 2016.
Nguyên nhân 2 – Thực trạng buôn lậu gỗ quý vẫn còn tồn tại
Chặt phá rừng để buôn lậu gỗ quý là hành vi tàn phá rừng nghiêm trọng không khác gì lâm tặc. Thậm chí, có những vụ buôn lậu trị giá lên đến hơn 30 tỷ đồng. Tuy vậy, nhà nước ta vẫn chưa có bất cứ biện pháp nghiêm ngặt nào nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Nguyên nhân 3 – Đánh đổi để phát triển nền kinh tế
Hàng loạt các khu đất triệu đô, khu căn hộ cao cấp, đường giao thông và cơ sở hạ tầng được dựng lên mỗi năm từ việc chặt phá rừng nhằm mở rộng diện tích. Việc làm này tuy rằng giúp ích cho nền kinh tế, song bù lại, quốc gia đó dường như đang mất dần đi “tấm lá chắn xanh” cho người dân của mình.
Liệu vì một chút lợi ích trước mắt mà đánh đổi đi cả môi trường sống xanh của hàng triệu con người ngoài kia thì có xứng đáng? Chúng ta có rất nhiều cách để đưa một nền kinh tế phát triển, không nhất thiết cứ phải phá hủy rừng.
Hoạt động sản xuất năng lượng
Năng lượng rất cần thiết trong quá trình sản xuất và đẩy mạnh nền kinh tế. Tuy nhiên, ta không thể nào vì lý do này mà “nhắm mắt làm ngơ” trước thực trạng nguồn nhiên liệu làm từ hóa thạch, dầu mỏ và khí đốt đang là nguyên nhân biến đổi khí hậu. Nếu thời gian tới không có bất kỳ biện pháp nào cụ thể, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.
Theo ước tính, mỗi năm có hàng tấn khí bụi và khí nhà kính được tạo ra từ các hoạt động đốt than, khí, dầu mỏ quá mức cho phép. Cụ thể như sau:
- Lượng lớn khí thải xuất phát từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện và nhiệt
- Khí NO và CO2 cùng những loại khí nhà kính mạnh đang bao phủ khắp bề mặt Trái Đất sau khi con người đốt than, dầu tạo ra điện.
- Số lượng các vụ rò rỉ hạt nhân vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn. Nếu tình trạng này vẫn còn chưa được kiểm soát thì trong vài năm tới đây rất có thể “lịch sử ngày 30/10/1961” sẽ tiếp tục được lặp lại.
Hiện nay nhà chức trách một số nước đã đề xuất sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho nguồn cung khí đốt. Phương pháp này chắc chắn sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho khí hậu toàn cầu. Tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2022, đã có ¼ lượng điện trên toàn cầu sản xuất từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu: Phương tiện giao thông
Theo tính toán vào cuối tháng 8/2022 của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, tổng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông thông dụng như xe gắn máy, xe ô tô là gần 500.000 tấn CO và hơn 37.000 tấn HC mỗi năm. Chưa dừng lại ở đó, kể từ thời điểm trước khi đại dịch COVID -19 bùng phát, số đo chất lượng không khí của Việt Nam ta luôn ở mức đáng báo động.
Thực trạng biến đổi khí hậu do các hoạt động giao thông
Trong một hội thảo diễn ra vào cuối năm 2021, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng Việt Nam đang là quốc gia hứng chịu lượng khí thải giao thông vượt mức báo động. Theo số liệu thống kê mới nhất, toàn quốc ước tính đã có hơn 60 triệu xe mô tô, xe máy. Nhìn vào con số này, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được nguyên nhân biến đổi khí hậu tại nước ta chủ yếu xuất phát từ đâu.
Không chỉ riêng gì Việt Nam mà nhiều năm trước đây, Đài Loan cũng từng là quốc gia phải điêu đứng vì sự bùng nổ của phương tiện giao thông 2 bánh. Khi số lượng xe máy tăng lên vượt mức kiểm soát cũng là thời điểm mà chất lượng không khí tại quốc gia này giảm sút trầm trọng. Thậm chí, lượng khí thải từ xe máy còn cao hơn 9% so với khí thải công nghiệp.
Đâu là giải pháp thích hợp cho ngành giao thông vận tải?
Giải pháp tối ưu nhất lúc này được nhiều quốc gia đồng thuận để hạn chế nguyên nhân biến đổi khí hậu đó là khuyến khích người dân sử dụng xe điện. Tuy nhiên, nếu xét ở nhiều góc độ thì đây không thực sự là cách giải quyết mang tính toàn cầu. Điển hình là tại một số quốc gia, mức thu nhập của người dân không cho phép họ hưởng ứng trào lưu “từ bỏ xe máy chạy bằng xăng”.
Hơn hết, việc sử dụng xe điện là giải pháp cần nhiều thời gian để có thể hoàn thiện chỉnh chu nhất. Trong khi đó, tình trạng khí thải giao thông đang gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của khí hậu xung quanh Trái Đất. Có lẽ các nhà chức trách cần tìm ra cách xử lý mang tính cấp bách hơn.
Tại Việt Nam hiện nay, chính phủ đã lựa chọn phương án “khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng” thay cho phương tiện cá nhân. Điển hình là sự ra đời của tuyến tàu điện trên cao Cát Linh hay sắp tới đây là sự kiện chào đón tuyến đường sắt Metro dưới lòng đất.
Sự biến đổi từ thiên nhiên
Thiên nhiên chính là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tạo hóa ban tặng. Nhưng giờ đây, món quà ấy dường như đang chết dần chết mòn theo năm tháng khi hàng loạt sinh vật biến mất, hàng triệu động vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Không những vậy, một số hiện tượng kỳ lạ khác cũng liên tục xuất hiện
Nguyên nhân biến đổi khí hậu do nhiệt độ tăng cao kỷ lục
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới, nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong những năm gần đây liên tục tăng cao, hàng loạt quốc gia phải hứng chịu không ít trận nóng kỷ lục. Chỉ tính riêng trong năm 2022 vừa qua, trên toàn thế giới đã có tổng cộng khoảng 4 quốc gia ghi nhận “đợt nắng nóng lịch sử”:
- Mỹ: Theo số liệu thu thập được từ AFP, trong tháng 7 vừa qua nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại Mỹ là hơn 42 độ C
- Trung Quốc: Thảm họa hơn Mỹ, nhiệt độ cao nhất ghi nhận được tại nước này là hơn 44 độ C, kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp, ảnh hưởng nặng nề tới mùa màng cũng như mức tiêu thụ năng lượng điện.
- Pháp: Nắng nóng cao kỷ lục đã khiến cho khu rừng thơ mộng nhất nước Pháp – Landiras cháy rụi vào ngày 13 tháng 7 mới đây.
- Bồ Đào Nha: Đợt nóng kỷ lục kéo dài nhiều ngày liên tiếp với nhiệt độ luôn ở mức 40 độ C đã vô tình gây ra thương vong cho gần 240 công dân nước này.
Nhiều sinh vật quý đứng trên bờ vực tuyệt chủng
Theo thông tin ghi nhận được từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), con người là nhân tố đẩy gần 10.000 loài động vật vào bờ vực tuyệt chủng. Trong số đó, có 10 con chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu bao gồm: Ếch vàng, Báo Zanzibar, Chim Poouli, Bướm trắng khổng lồ, Dê núi Anpơ, Tê giác đen Tây Phi, Hổ Javan, Vẹt đuôi dài, Cá sấu đảo Round Island và Bướm nâu Hà Lan.
Lời kết
Nguyên nhân biến đổi khí hậu bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, tác động lớn nhất vẫn là đến từ con người và các hoạt động sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Để sớm khắc phục thành công tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức từ những điều nhỏ nhặt nhất nhé.